Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Tài chính (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 24:
}}
 
'''Bộ Tài chính''' là cơ quan của [[Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] thực hiện chức năng quản lý nhà nước về [[tài chính]], [[ngân sách nhà nước]], [[thuế]], [[phí]], lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), [[hải quan]], [[kế toán]], [[kiểm toán độc lập]] và [[giá cả]] trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện [[chủ sở hữu]] phần [[tư bản|vốn]] của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.<ref>{{Chú thích web|url = http://www.mof.gov.vn/|title = Trang chủ Bộ Tài chính}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/1370562?p_page_id=2202228&pers_id=2177092&item_id=154954184&p_details=1|title = Hội thảo “Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam”}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/210129/bo-tai-chinh-lung-tung-voi-khoan-thuong-cua-bo-truong-thang.html|title = Bộ Tài chính lúng túng với khoản thưởng của Bộ trưởng Thăng}}</ref>
 
== Lịch sử ==
=== 1.Chấn chỉnh ngân sách 1945 - 1950 ===
Ngày [[28 tháng 8]] năm [[1945]], [[Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] được thành lập. Hội đồng Chính phủ cải tổ các cơ quan trực thuộc Chính phủ trong đó có Bộ Tài chính. Ngày [[28 tháng 8]] hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của ngành tài chính.
 
[[Tháng 7]] năm [[1946]] một hệ thống ngân sách mới đã được hình thành bao gồm: ngân sách Nhà nước, ngân sách quốc phòng, ngân sách hoảhỏa xa, ngân sách của ba kỳ: Bắc, Trung, Nam và ngân sách của hai thành phố Hà nộiNội - Hải phòngPhòng.
 
Năm 1947 do chiến sự lan rộng, không có điều kiện lập ngân sách nên Bộ Tài chính chỉ lập một quỹ chi tiêu cho cả nước và phân cấp công quỹ cho mỗi tỉnh để tránh việc địch chia cắt, phong tỏa. Sau chiến thắng [[Chiến dịch Việt Bắc|Việt Bắc thu đông 1947]], tình hình đã sáng sủa và tương đối ổn định hơn, nên cần phải lập ngân sách để Chính phủ có phương tiện quản lý thu chi của Nhà nước, tránh chi tiêu tùy tiện, lãng phí. Hệ thống ngân sách thời chiến được đơn giản, chỉ gồm hai cấp: ngân sách Nhà nước và ngân sách xã. Ngân sách Nhà nước chia làm hai phần: phần chi thu thường do các nguồn thu thường xuyên bảo đảm (thuế, công trái, các quỹ) và phần chi tiêu quốc phòng, phần lớn dựa vào phát hành [[Tiền giấy|giấy bạc]]. Ngân sách xã đảm bảo những chi tiêu của xã, thăng bằng do những nguồn thu riêng của xã và nếu thiếu thì quỹ hỗ trợ xã hoặc ngân sách Nhà nước trợ cấp. Trong phần chi thu thường của ngân sách Nhà nước có ba loại chi quan trọng nhất là: chi hành chính (nội chính; ngoại giao, tư pháp, quốc hội, bộ máy chính quyền các cấp...), chi kinh tế (canh nông, giao thông, thủy lợi) và chi văn hóa xã hội (giáo dục, y tế, thương binh, cứu tế...).
 
Để giảm bớt chi tiêu về bộ máy Nhà nước, năm 1950 Chính phủ đã thực hiện việc tinh giảm biên chế, chuyển bớt nhân viên hành chính sang các ngành quân sự và sản xuất. Nhưng để đảm bảo đời sống cho cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức, chế độ lương bổng được tính theo gạo (mức tối thiểu là 35&nbsp;kg, tối đa là 72&nbsp;kg). Gia đình công nhân viên chức cũng được trợ giúp một phần (vợ 11&nbsp;kg, con dưới 16 tuổi 5,5&nbsp;kg rưỡi một tháng). Vì vậy quỹ lương chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngân sách Nhà nước, nhất là khi tiền tệ ngày một sụt giá, giá gạo không ngừng lên cao. Nhìn chung số thu của ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo được một phần nhỏ số chi nên hướng phấn đấu đề ra lúc ấy là cố gắng thăng bằng phần thu chi thường và tranh thủ thu nhiều hơn chi để giànhdành một phần kinh phí bảo đảm chi tiêu quốc phòng, giảm bớt dần việc phát hành giấy bạc. Để ổn định kế hoạch ngân sách, tránh những biến động do tiền tệ bấp bênh gây nên, ngân sách Nhà nước ghi thu và ghi chi bằng thóc. Việc cấp phát được thực hiện một phần bằng hiện vật để bớt phải dùng đồng tiền.
 
Theo thể lệ chi thu và kế toán đại cương ban hành năm 1948 thì tài chính Nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất: mọi quyền hạn về thu, chi đều tập trung ở Trung ương nhưng có ủy quyền trong phạm vi nhất định cho các địa phương. Thời kỳ đầu việc ủy quyền còn hẹp, các địa phương có ít quyền hạn thực tế nên ít quan tâm đến công tác tài chính, việc kiểm soát bị buông lỏng, tham ô, lãng phí khá phổ biến.
Dòng 44:
Thời kỳ 1950 - 1951 là thời kỳ kinh tế tài chính gặp nhiều khó khăn to lớn do hoàn cảnh khách quan của cuộc kháng chiến và do nguyên nhân chủ quan của ta, trong đó có khuyết điểm về công tác quản lý kinh tế tài chính còn nhiều lúng túng, bị động và việc tổ chức thực hiện cũng có nhiều thiếu sót.
 
=== 2.Thống nhất quản lý tài chính 1951-1954: ===
 
Trước năm 1951, tài chính rất phân tán, "các địa phương, các ngành còn phải lo liệu tự túc, phải tự xoay xở lấy một phần kinh phí. Các món thu cho quỹ địa phương chồng lên các món thu cho ngân sách toàn quốc. Như thế đã phiền cho dân mà lại thiệt cho ngân sách toàn quốc vì phần lớn các khoản chi tiêu do ngân sách toàn quốc đài thọ. Vì thế việc phát hành giấy bạc ngày càng tăng làm cho tiền tệ, vật giá bấp bênh, nền kinh tế quốc dân ngày càng khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến lâu dài. Nay yêu cầu kháng chiến ngày càng nhiều và cần phải được đảm bảo cung cấp đều đặn, sự đóng góp của nhân dân vào công cuộc kháng chiến phải được huy động đúng mức: Không quá khả năng để làm cạn nguồn đóng góp của nhân dân nhưng cũng không quá nhẹ để đến nỗi không đảm bảo được cung cấp.
Dòng 50:
Vì vậy việc thống nhất quản lý thu chi tài chính phải được thực hiện một cách gấp rút". Nội dung của chính sách thống nhất quản lý, thu chi tài chính là: các khoản thu đều do Chính phủ quy định và tập trung, thống nhất quản lý để việc đóng góp của nhân dân được công bằng, hợp lý hơn, khả năng của công quỹ được dồi dào thêm. Mặt khác lại chấm dứt được việc địa phương đặt ra nhiều khoản đóng góp lặt vặt chồng chất lên thuế của Trung ương, có khi huy động quá khả nâng của nhân dân. Về chi thì Chính phủ thống nhất quản lý các khoản chi tiêu của Nhà nước cho đến cấp huyện, làm cho tiền của do nhân dân đóng góp được sử dụng một cách tiết kiệm, có trọng điểm, tập trung vào việc cung cấp cho tiền tuyến. Có thống nhất quản lý thu chi ngân sách Nhà nước thì mới lãnh đạo tập trung được về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mới quản lý được số người trong biên chế của Nhà nước, tránh được tình trạng thu chi không cân đối. Mặt khác mới phát huy được tác dụng phân phối và phân phối lại bằng đỏng tiền của ngân sách.
 
=== 3.Giai đoạn 1955-1960: ===
 
Từ năm 1955 đến năm 1957, ba năm khôi phục kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội cũng là ba năm phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ tài chính đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Kết quả thực hiện các chính sách, chế độ, biện pháp tài chính đã được ban hành thể hiện tổng hợp ở ngân sách Nhà nước và ở tác động của ngân sách đến việc triển khai các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Nhìn vào cơ cấu ngân sách và kết quả thu chi ngân sách, thấy rõ việc thực hiện ngân sách đã có sự thay đổi đáng kể so với trước, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ giai đoạn khôi phục kinh tế.
Dòng 58:
Từ năm 1958 đến năm 1960, nhờ những cố gắng về mọi mặt thực hiện thắng lợi kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế văn hoá nền sản xuất xã hội của miền Bắc với tốc độ nhanh. Bình quân hàng năm sản phẩm xã hội tăng 14,1% thu nhập quốc dân càng tăng với nhịp độ cao. Trên cơ sở thu nhập quốc dân tăng và với các chính sách tài chính được hoàn thiện, bổ sung thêm, đã cố gắng tổ chức công tác động viên nguồn vốn trong nước, tranh thủ nguồn vốn ngoài nước nên thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh qua từng năm với tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mở đầu công cuộc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mặc dầu nguồn viện trợ của các nước anh em ngày càng nhiều, tỷ trọng số thu trong nước tong tổng số thu ngân sách vẫn tăng lên năm sau cao hơn năm trước, nhất là thu từ kinh tế quốc doanh. Nhịp độ tăng thu từ kinh tế quốc doanh, nhanh hơn nhiều so với nhịp độ tăng thu ngân sách nói chung, so với nhịp độ tăng nguồn thu trong nước nói riêng, đánh dấu bước chuyển biến rất cơ bản của nền tài chính. Ngân sách Nhà nước, kế hoạch cơ bản của tài chính Nhà nước, đã tạo được chỗ dựa vững chắc là nền kinh tế quốc dân phát triển, lại có cơ sở đảm bảo tính ổn định là khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh đóng góp tới trên 60% tổng số thu ngân sách hàng năm. Tình hình đó đã thể hiện tính đúng đắn của quan điểm tự lực, tự cường kết hợp tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự viện trợ của các nước anh em, của quan điểm gắn chặt cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế trong giai đoạn 1958-1960.
 
=== 4.Cải tiến chế độ thu Ngân sách Nhà nước 1960-1965: ===
 
Từ năm 1961 đến năm 1965, Cải tiến các chế độ thu ngân sách nhà nước. Chế độ thuế đối với các xí nghiệp quốc doanh lúc này, cũng giống như chế độ thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân bao gồm nhiều thứ thuế (thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoáhóa...) và thu ở nhiều khâu (cả ở khâu sản xuất và khâu lưu thông). Chế độ nhiều thứ thuế, nhiều khâu thu thích hợp đối với kinh tế cá thể, song áp dụng đối với kinh tế quốc doanh thì chế độ này lại gây ra những phiền hà không cần thiết. Hơn nữa đại bộ phận tích luỹlũy tiền tệ được thực hiện thông qua lợi nhuận ổn định và kịp thời, đồng thời cũng không có lợi cho việc củng cố chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp.
 
Vì những lẽ trên, đến năm 1961, thi hành chỉ thị của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba, Nhà nước cho áp dụng thí điểm chế độ thu mới gọi là Chế độ thu quốc doanh: Theo chế độ thu này, đại bộ phận tích luỹ tiền tệ của xí nghiệp được tập trung vào ngân sách Nhà nước qua một hình thức thu cố định gọi là Thu quốc doanh. Mức thu quốc doanh được xác định riêng cho từng mặt hàng hoặc từng loại hàng đó có tích luỹ tiền tệ nhiều hay ít. Về khâu thu được thí điểm thực hiện cả ba phương án thu ở khâu sản xuất; thu ở khâu lưu thông: vừa thu ở khâu sản xuất vừa thu ở khâu lưu thông. Nhưng cuối cùng dứt khoát chọn phương án thu ở khâu sản xuất. Mỗi khi thuế vốn tiêu thụ sản phẩm xí nghiệp phải căn cứ vào số sản phẩm tiêu thụ và mức thu quốc doanh quy định cho mỗi mặt hàng, loại hàng tính số thu quốc doanh và nộp vào ngân sách Nhà nước: Chế độ thu quốc doanh được áp dụng thí điểm đầu tiên ở các nhà máy: Cơ khí Hà nội, Diêm thống nhất, thuốc Lá Thăng long và dệt Nam đinh.
Dòng 68:
Đối với kinh tế tập thể và cá thể, chế độ thu tài chính vẫn giữ nguyên những nguyên tắc căn bản, nhưng cũng có những bổ sung quan trọng để vừa bảo đảm nguồn thu quan trọng cho ngân sách, vừa thúc đẩy củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tháng 12-1963 Chính phủ chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp. Lúc này sau khi đã căn bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp, đơn vị tính và nộp thuế nông nghiệp đã là hợp tác xã. Việc ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp được tiến hành cụ thể như sau: cho các hợp tác xã và nông dân cá thể (thời kỳ này vẫn còn một ít nông dân cá thể chưa vào hợp tác xã) được phép lấy sản lượng thường niên của ruộng đất đã xác định từ năm 1958 và thuế suất bình quân năm 1961 làm cơ sở tính thuế đó, ổn định nghĩa vụ nộp thuế cho các hợp tác xã và nông dân cá thể. Việc ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp đã có tác dụng làm cho nông dân phấn khởi, yên tâm sản xuất, cố gắng tăng thêm diện tích, tăng năng suất và sản lượng lương thực trên cơ sở đó mà có điều kiện để cải thiện đời sống, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
 
Đối với các hoạt động công thương nghiệp, để đề cao tính ưu việt của hình thức cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản tư doanh, từ năm 1963, các xí nghiệp công tư hợp doanh được chuyển sang làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như các xí nghiệp quốc doanh. Các xí nghiệp này nộp thu quốc doanh và lợi nhuận chứ không nộp thuế như trước. Chính sách thuế sát sinh cũng được sửa đổi. Theo quyết định của Uỷ[[Ủy ban thường vụ Quốc hội|Ủy ban Thường vụ Quốc hội]] thì từ nay thuế sát sinh được nộp theo mức cố định theo đầu con súc vật bị giết thịt, chứ không tính theo 10% giá trị con súc vật bị giết như trước nữa. Sự sửa đổi này" nhằm chống lạm sát súc vật, khuyến khích việc chăn nuôi đạt trọng lượng lớn.
 
=== 5.Đổi mới cơ chế quản lý Tài chính 1965-1975: ===
Yêu cầu rất to lớn và khẩn trương của nền tài chính quốc gia trong thời kỳ cả nước có chiến tranh với những nhiệm vụ đặc biệt là vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống xâm lược được phản ánh tập trung qua quan hệ cân đối thu chi ngân sách Nhà nước. Quy mô ngân sách Nhà nước lên gấp bội so với thời gian 1961 - 1965. Số thu từ 1966 - 1970 gấp 2 lần, từ 1971 - 1975 gấp 2,7 lần. Về chi ngân sách, tốc độ tăng nhanh hơn tăng thu: so với 5 năm 1961 - 1965, số chi trong 5 năm 1966 - 1970 tăng gấp 2 lần, trong 5 năm tiếp theo gấp 2,8 lần. Do đó, ngân sách lâm vào tình trạng bội chi liên tục, càng về những năm cuối chiến tranh, mức bội chi càng cao. Trong thời gian 1961 - 1965, bội chi 1,29%, chủ yếu tập trung vào năm 1965, năm bắt đầu có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, từ năm 1966 đến năm 1975 bội chi 1,93%, riêng trong các năm 1971 - 1975 lên tới 3,26%.
 
Dòng 77:
Nhưng mặt khác, chịu sự tác động sâu sắc của chiến tranh, nền tài chính phải gánh chịu những hậu quả nặng nề để lại cho thời kỳ sau. Đó là tình trạng bội chi ngân sách; là sự buông lỏng quản lý mà những cố gắng đấu tranh để giữ nề nếp, kỷ cương trong quá trình chiến tranh chỉ có tác dụng hạn chế, chứ không khắc phục được triệt để; là sự hẫng hụt lớn về nguồn thu khi mà viện trợ đặc biệt trong chiến tranh không còn; là chế độ bao cấp vốn đã có mầm mống từ trước, lại được nuôi dưỡng bằng chế độ chi tiêu đặc biệt cho các nhu cầu của chiến tranh, nhiều khi mang tính chất vô điều kiện, bảo đảm được việc bằng mọi giá để đánh thắng kẻ thù, làm cho tư tưởng bao cấp, tính ỷ lại và thiếu trách nhiệm ăn sâu, bám rễ vào các ngành, các cấp.
 
=== 6.Giai đoạn 1976-1980: ===
Để đảm bảo nguồn thu Ngân sách, Nhà nước đã thi hành chính sách tài chính tích cực động viên đối với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, cá thể, đồng thời tranh thủ thu hút nguồn vốn từ nước ngoài dưới hình thức nhận viện trợ và vay nợ.
 
Dòng 88:
Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước giữa trung ương và địa phương Sau ngày giải phóng miền Nam, tổ chức bộ máy ngân sách cấp tỉnh sớm hình thành để triển khai Điều lệ phân cấp quản lý tài chính - ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị định số 118 CP ngày 1/8/1967 đã là một trong những nhân tố góp phần thống nhất Tổ quốc về mặt Nhà nước. Để tăng cường quản lý kinh tế, tăng cường hiệu quả về tài chính, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương các cấp phát huy tính chủ động sáng tạo trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 108/CP ngày 13/5/1978 quy định trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện về quản lý tài chính và quản lý Ngân sách. Đồng thời chỉ ra nhiệm vụ và nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền mỗi cấp đối với các quỹ tiền tệ không tập trung trong khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, cá thể cũng như các quỹ tiền tệ tập trung là Ngân sách, bảo hiểm và tín dụng-ngân hàng.
 
Theo Nghị quyết 108/CP cơ chế hình thành nguồn thu Ngân sách địa phương được mở rộng bao gồm các nguồn thu dành cho Ngân sách địa phương 100% (thu cố định), thu điều tiết về thu quốc doanh, lợi nhuận của xí nghiệp trung ương, xí nghiệp địa phương và thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp... Tỷ lệ điều tiết do Chính phủ quy định được ổn định trong một thời gian nhất định. Riêng ở miền Nam được xác định mỗi năm một lần theo tiến độ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Ngoài ra ở một tỉnh nếu thu cố định và thu điều tiết vẫn không đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chi, thì Ngân sách TWtrung ương sẽ trợ cấp cho Ngân sách địa phương.
 
=== 7.Giai đoạn 1980-1985: ===
Chế độ thu quốc doanh được mở rộng phạm vi áp dụng đối với các hoạt động về vận tải, cảng vụ và kinh doanh nghệ thuật. Mức thu quốc doanh được xác định bằng số tuyệt đối chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp với giá bán buôn xí nghiệp, giá thành kế hoạch được tính toán hợp lý để có tác dụng khuyến khích xí nghiệp phấn đấu đạt và vượt lợi nhuận định mức
 
Dòng 101:
Chất lượng công tác quản lý NSNN của Kho bạc trực thuộc Ngân hàng được nâng lên một bước. Về thu, cùng với cơ quan Tài chính đồng cấp, kho bạc đã đôn đốc các đơn vị kinh tế những khoản phải nộp và phân chia số thu được vào các quỹ của các cấp Ngân sách theo tỷ lệ điều tiết quy định. Về chi, việc cấp phát kinh phí Ngân sách cho các đơn vị dự toán được kho bạc đảm nhiệm trên nguyên tắc sát với khối lượng công việc hàng tháng, hàng quý, không phát quá hạn mức được ngành tài chính phê chuẩn và theo đúng loại, khoản, hạng và một số mục chủ yếu của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Về cơ bản, kỷ luật thanh toán trong nền kinh tế quốc dân ban hành theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 172 ngày 9/10/1982 được đảm bảo, trong đó thứ tự ưu tiên: Chi trả lương, các khoản nộp Ngân sách, sau đó mới đến thanh toán các khoản nợ khách hàng và ngân hàng.
 
Trước yêu cầu cải tiến kế hoạch hoáhóa và quản lý kinh tế, để khắc phục tình trạng tập trung quan liêu bao cấp và phân tán, tuỳtùy tiện trong cơ chế quản lý Ngân sách hiện hành, ngày 19/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số 138 - HĐBT về cải tiến chế độ phân cấp quản lý Ngân sách cho địa phương nhằm tăng cường sự quản lý thống nhất của TW về các chính sách chế độ thu chi tài chính và tập trung đại bộ phận nguồn vốn vào NSTWngân sách trung ương để đáp ứng những nhu cầu chi quan trọng của cả nước. Mặt khác đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế văn hoáhóa và động viên các nguồn tài chính trên lãnh thổ, dành cho các tỉnh, thành phố quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi Ngân sách địa phương, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương.
=== Giai đoạn 1986-1990 ===
=== Giai đoạn 1991-2000 ===
=== 8.Từ năm 2000 đến nay: ===
Với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô, là nguồn máu của cơ thể sống, là nguồn lực, bằng chính sách và cơ chế vận hành phù hợp, Tài chính đã góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, huy động và tập trung tối đa nguồn lực, kiểm soát bội chi NSNNngân sách nhà nước, ổn định và lành mạnh hoáhóa nền tài chính quốc gia, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc về xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao tích luỹlũy nội bộ nền kinh tế, tạo điều kiện vững chắc cho những bước phát triển cao hơn trong thế kỷ 21.
 
Trong 10 năm đổi mới và mở cửa, nền tài chính quốc gia của Việt Nam đã được xây dựng và phát triển. Hệ thống tài chính của cơ chế kinh tế mới, kinh tế thị trường, mở cửa đã được tạo dựng. Tài chính đã từng bước làm tốt vai trò động viên, phân phối nguồn lực, quản lý, kiểm soát và giám sát vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Đổi mới tư duy quản lý kinh tế, những nhận thức mới về hoạt động tài chính trong quá trình cải cách kinh tế và xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được hình thành. Bằng những chủ trương, chính sách đúng đắn, bằng sự nỗ lực của toàn ngành Tài chính, chúng ta đã động viên hợp lý sức người, sức của trong cả nước, thu hút có chủ định các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển kinh tế, xây dựng nước Việt Nam XHCN giàu, mạnh, xã hội công bằng văn minh. Với nhận thức, kinh tế là gốc của tài chính, nền tài chính mạnh là nền tài chính được vận hành trong một nền kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy, trong suốt mười năm đổi mới, tài chính Việt Nam luôn hướng về phục vụ, khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhận thức rõ tiết kiệm là quốc sách, không chỉ chăm lo cho sản xuất phát triển, chăm lo động viên nguồn lực tài chính, mà còn coi trọng phân phối, sử dụng nguồn lực sao cho có hiệu quả, tiết kiệm. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý điều hành của ngành tài chính.
Dòng 118:
 
== Tổ chức Đảng ==
* ''{{Xem thêmː [[thêm|Đảng ủy Bộ Tài chính Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng ủy Bộ Tài chính]]''}}
Đảng bộ Bộ Tài chính được thành lập theo Quyết định 805- QĐ/ ĐUK ngày 14/5/2009 của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, là đảng bộ cấp trên cơ sở.<ref name=":1">{{Chú thích web|url=http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cddh/dbbtc/gtdbbtc/gtdbgtcnmv/gtdbgtcnmv_chitiet?dDocName=MOF156293&_afrLoop=9172595171446177#!%40%40%3F_afrLoop%3D9172595171446177%26dDocName%3DMOF156293%26_adf.ctrl-state%3D3l4zukmex_384|title=Giới thiệu về chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ Bộ Tài chính}}</ref>