Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoạch Marshall”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 150:
Nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ hai không được hưởng lợi từ kế hoạch Marshall. Quốc gia lớn duy nhất ở châu Âu bị ngoại trừ là nước [[Tây Ban Nha]] dưới thời [[Francisco Franco]]. Sau chiến tranh, họ theo đuổi chính sách tự cung tự cấp, kiểm soát tiền tệ và chế độ quota, nhưng thu được rất ít kết quả. Với việc chiến tranh Lạnh leo thang, Hoa Kỳ xem xét lại quan điểm của mình, và từ năm 1951, xếp Tây Ban Nha vào trong số các đồng minh, vì chính sách chống cộng quyết liệt của Franco. Trong vòng một thập kỷ tiếp đó, một số lớn viện trợ được chuyển cho Tây Ban Nha, nhưng ít hơn những gì mà các nước láng giềng của quốc gia này nhận được.<ref>Crafts, Toniolo, trang 363</ref>
 
Trong khi phần phía tây của Liên Xô bị tàn phá nặng nề vì chiến tranh, thì phần phía đông hầu như không bị đụng chạm gì, mà còn diễn ra quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời chiến. Liên Xô cũng áp đặt những khoản bồi thường chiến phí lớn lên các quốc gia liên minh với phe Trục khi đó nằm dưới vòng ảnh hưởng của mình. [[Phần Lan]], [[Hungary]], [[România]], và đặc biệt là [[Cộng hòa Dân chủ Đức|Đông Đức]] bị buộc phải trả những khoản tiềnbồi thường lớn, và phải chuyên chở rất nhiều vật tư sang cho Liên Xô. Các khoản bồi thường đó có nghĩa là Liên Xô cũng nhận được tương đương với các quốc gia nhận viện trợ từ Kế hoạch Marshall.
 
Các quốc gia Đông Âu không nhận được tiền từ Kế hoạch Marshall, vì chính phủ của họ từ chối tham gia kế hoạch, và họ cũng nhận được rất ít viện trợ từ Liên Xô. Liên Xô cũng thiết lập [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|COMECON]] như một lời cự tuyệt cho Kế hoạch. Các thành viên Comecon dựa vàođược Liên Xô cung cấp dầu cho họmỏ, đểnhiều khoáng sản và các dây chuyền sản xuất. Để đổi lại, họ cung cấp máy móc, thiết bị, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và hàng tiêu dùng cho Liên Xô. Sự phục hồi kinh tế ở Đông Âu diễn ra chậm hơn so với Tây Âu, và nền kinh tế đã không baobắt giờkịp với thểcác hoànnước toànTây hồi phục dưới chế độ cộng sảnÂu, dẫn đến sự thiếu thốn của nền kinh tế và khoảng cách giàu nghèo giữa Đông và Tây. Phần Lan, quốc gia không tham gia kế hoạch Marshall và bị buộc phải trả một khoản bồi hoànthường chiến phí lớn cho Liên Xô, khôi phục lại nền kinh tế của mình tới mức trước chiến tranh vào năm 1947.<ref name="nationsencyclopedia">[http://www.nationsencyclopedia.com/Europe/Finland-ECONOMY.html Nationsencyclepedia.]</ref> Pháp, quốc gia nhận được hàng tỷ đô la từ Kế hoạch Marshall, cũng khôi phục lại mức trước chiến tranh vào năm 1947.<ref name="Trantel">[http://www.sund.ac.uk/~os0tmc/contem/trente1.htm University of Sunderland]</ref> Tới giữa năm 1948, sản lượng công nghiệp ở các nước Ba Lan, Hungary, [[Bulgaria]], và Tiệp Khắc cũng chừng nào hồi phục lại bằng mức trước chiến tranh.<ref name="Doreen Warriner">[http://links.jstor.org/sici?sici=0020-5850(194904)25%3A2%3C157%3AECIEES%3E2.0.CO%3B2-7 Economic Changes in Eastern Europe Since the War, by Doreen Warriner © 1949 Royal Institute of International Affairs.]</ref>
 
Nhật Bản cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Tuy nhiên, người Mỹ và Quốc hội Mỹ không thấy cảm thông với người Nhật như họ đã tỏ ra với châu Âu. Nhật Bản không được coi là có giá trị kinh tế hay chiến lược quan trọng với Hoa Kỳ. Vì vậy, không có kế hoạch phục hồi đáng kể nào được vạch ra, và sự phục hồi kinh tế Nhật Bản trước năm 1950 rất chậm. Tuy nhiên, tới năm 1952, mức tăng trưởng đã tăng lên, tới mức từ năm 1952 tới năm 1971 GNP thực tế tăng ở mức 9,6% một năm. Ngược lại, Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức 2,9% một năm từ năm 1952 tới năm 1991.<ref name="Powell">[http://www.econlib.org/library/Enc/JapanandtheMythofMITI.html Benjamin Powell.]</ref> Cuộc [[Chiến tranh Triều Tiên]] đã đóng một vai trò quan trọng trong sự khởi đầu quá trình phục hồi kinh tế Nhật. Chiến tranh bắt đầu từ năm 1950, và Nhật trở thành căn cứ hậu cần chủ đạo cho nỗ lực chiến tranh của Liên Hiệp Quốc, và là nhà cung cấp vật tư chiến tranh chính yếu. Một ví dụ nổi tiếng là hãng xe [[Toyota]]. Tháng 6 năm 1950, công ty này chỉ sản xuất được 300 xe tải, và đang trên bờ phá sản. Nhưng trong những tháng đầu của cuộc chiến, quân đội Mỹ đã đặt mua của họ hơn 5.000 xe tải, hãng này đã hồi phục. và bành trướng sản xuất trong những năm tiếp theo<ref>Stueck, trang 146.</ref> Trong vòng 4 năm chiến tranh, nền kinh tế Nhật được bơm một khoản tiền còn lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào khác nhận viện trợ từ Kế hoạch Marshall.
 
Canada, cũng giống như Hoa Kỳ, không bị chiến tranh tàn phá, và tới năm 1945 là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới. Nền kinh tế Canada từ lâu đã phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, hơn là vào giao thương với châu Âu, và sau chiến tranh, có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Canada đang phải vật lộn với khó khăn. Tháng 4 năm 1948, [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội Mỹ]] thông qua điều khoản trong kế hoạch, cho phép viện trợ được sử dụng để mua hàng từ Canada. Điều khoản mới này đảm bảo sự lành mạnh của nền kinh tế Canada, với việc Canada thu được hơn một tỷ đô la trong hai năm đầu của kế hoạch.<ref>Bothwell, trang 58.</ref> Việc này tương phản với cách mà ECA đối xử với [[Argentina]], một nền kinh tế lớn khác, vốn phụ thuộc vào việc xuất khẩu nông sản sang châu Âu, nền kinh tế này bị cố ý loại trừ vào việc tham gia kế hoạch, vì sự khác biệt về quan điểm chính trị giữa Mỹ và tổng thống Argentina khi đó [[Juan Perón|Perón]]. Việc này gây tổn hại cho nền nông nghiệp Argentina và góp phần đẩy nhanh đến cuộc khủng hoảng kinh tế tại nước này<ref>Peterson, trang 215.</ref>