Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Tương Dực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 93:
Nay, Tương Dực định lệ đổi lại mỗi năm thu được: ''Vàng mười thứ "kiêm kim" 449 lượng; Vàng mười 2.901 lượng; Bạc 6.125 lượng''. Những vàng bạc đó nộp vào kho để cho hoàng gia tiêu dùng. Còn cách thu nộp thế nào cũng không rõ.
 
Năm [[1510]], Lê Tương Dực sai Binh bộ Thượng thư, Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quan đô tổng đài [[Vũ Quỳnh]] soạn bộ ''Đại Việt thông giám thông khảo'', gọi tắt là ''[[Đại Việt thông giám]]'' hay ''Việt giám thông khảo''. ''Đại Việt thông giám'' chép theo lối biên niên các triều đại, gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ chép từ thời [[Hồng Bàng]] đến hết [[nhà Ngô]], Bản kỷ từ thời [[Đinh Tiên Hoàng]] đến khi [[Lê Thái Tổ]] bình định thiên hạ.<ref name="dvsktt"/> TươngNhà Dựcvua còn sai thiếu bảo Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám tế tửu tri kinh diên sự [[Lê Tung]] soạn bài tổng luận về bộ sử ấy. Theo sĩ phu thời [[nhà Nguyễn|Nguyễn]] [[Phan Huy Chú]], bộ sách này được [[Lê Nại]] đánh giá là quy mô và ''đúng với kinh, trúng với sử''.<ref>Phan Huy Chú (2007), ''Lịch triều hiến chương loại chí'', tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 389</ref> Cũng trong thời Tương Dự, Vũ Quỳnh soạn sách 'Tứ triều bản kỷ'' (四朝本紀) chép biên niên bốn triều vua [[Lê Thánh Tông]], [[Lê Hiến Tông|Hiến Tông]], [[Lê Túc Tông|Túc Tông]] và [[Lê Uy Mục|Uy Mục]]]. Rất có thể đây là tài liệu quan trọng mà sau này nhóm [[Phạm Công Trứ]] dựa vào để hoàn tất biên soạn [[Đại Việt Sử ký Toàn thư]].
 
===Nội loạn Trần Tuân===