Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Yên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
HOANG VU (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 46:
Khi [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] xâm lược n­ước ta, để phục vụ cho chính sách cai trị, chúng điều chỉnh lại đơn vị hành chính các địa ph­ương, trong đó huyện Việt Yên có sự điều chỉnh khá lớn: Hai tổng Ngọ Xá, Đông Lỗ cắt về huyện Hiệp Hòa, tổng Hư­ơng Tảo cắt về huyện [[Yên Dũng]], đồng thời Việt Yên nhận về 5 tổng của huyện Yên Dũng: [[Mật Ninh]], [[Dĩnh Sơn]], [[Tự Lạn]], [[Thiết Sơn]], [[Hoàng Mai]].
 
Sau khi điều chỉnh lại đơn vị hành chính, từ đầu [[thế kỷ 20]], chính quyền thực dân rời huyện lỵ về [[Bích Động]]. Trư­ớc [[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng Tháng Tám năm 1945]], huyện Việt Yên có 7 tổng: Quang Biểu, Tiên Lát, Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn, Thiết Sơn, Hoàng Mai, gồm 67 xã. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà n­ước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] xóa bỏ đơn vị hành chính tổng, thành lập đơn vị hành chính liên xã hoặc xã. Từ 67 xã nay sáp nhập thành 21 xã với các tên gọi­: Chấn H­ưngHưng, Cộng Hòa, Hồng Phong, Kính Ái, Hà Lạn, Ph­ương Lạn, Cai Vàng, Mỏ Ngân, Nghĩa Hạ, Thiết Th­ượng, Chu Ngàn, Quang Tiến, Quang Trung, Khả Cao, Tăng Long, Thần Chúc, Tiên Sơn, Yên Hà, Tự Lạn, Thiện Mỹ, Ninh Sơn.
 
Trong [[chiến tranh Đông Dương|kháng chiến chống Pháp]], để phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo được thuận tiện, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu I đã hợp nhất các liên xã hoặc xã thành những xã lớn hơn nh­ư ba xã Chấn Hưng, Cộng Hòa, Vân Trung thành Hồng Phong; hai xã Hà Lạn, Phư­ơng Lạn thành xã Việt Tiến; hai xã Cai Vàng, Mỏ Ngân thành xã Minh Đức; hai xã Chu Ngàn, Quang Tiến thành xã Quang Châu; hai xã Tự Lạn, Thiện Mỹ thành xã Lan Đình; ba xã Ninh Sơn, Khả Cao, Quang Trung thành xã Quảng Minh; ba xã Yên Hà, Thần Chúc, Tiên Sơn thành xã Sơn Hà. Cuối năm 1950, xã Song Mai cắt từ huyện Lạng Giang nhập vào huyện Việt Yên.
Dòng 56:
Ngày 27-10-1962, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành [[Hà Bắc (tỉnh cũ)|tỉnh Hà Bắc]] và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1963, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Hà Bắc.
 
Ngày [[Tel:22-4-1964|22-4-1964]], Bộ Nội vụ ra Quyết định số 127/NV cắt hai thôn Đa Mai và Thanh Mai thuộc xã Song Mai để thành lập tiểu khu Đa Mai trực thuộc [[Bắc Giang (thành phố)|thị xã Bắc Giang]] (nay là phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang).
 
Ngày 3-5-1985, xã Song Mai được sáp nhập vào [[Bắc Giang (thành phố)|thị xã Bắc Giang]] (nay là thành phố Bắc Giang). Huyện Việt Yên có 17 xã: Bích Sơn, Hoàng Ninh, Hồng Thái, Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lan, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến.
Dòng 64:
Ngày 22-12-1997, thành lập thị trấn Bích Động - thị trấn huyện lỵ huyện Việt Yên trên cơ sở 526,95 ha diện tích tự nhiên và 6243 nhân khẩu của xã Bích Sơn.
 
Ngày [[Tel:20-2-2003|20-2-2003]], thành lập thị trấn Nếnh trên cơ sở 348,58 ha diện tích tự nhiên và 4.271 nhân khẩu của xã Hoàng Ninh; 211,97 ha diện tích tự nhiên và 2.861 nhân khẩu của xã Quảng Minh.
 
Dự kiến năm 2020, xã Tăng Tiến sẽ được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang.