Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thế Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 115:
 
Trịnh Tùng sợ để lâu sinh biến, liền sai [[Hoàng Đình Ái]] dẫn lực lượng lớn đi tiễu phạt tiến đến Cẩm Giàng. Kính Chỉ dốc hết quân ra giữ Thanh Lâm, lấy một dãy Hàm Giang làm chỗ phân chia Nam, Bắc. Hai bên luôn luôn huy động quân đội để chống giữ; lâu ngày không phân thắng bại. Tùng bèn đích thân dẫn quân qua sông Nhị, đêm ngày đi gấp đường, đến Cẩm Giàng, cử Hoàng Đình Ái thống lãnh tướng sĩ các dinh, tiến đến Thanh Lâm để đánh vào phía hạ lưu; Trịnh Tùng thân đốc đại binh để đánh phía thượng lưu; [[Nguyễn Hữu Liêu]] thống suất quân thủy để bao vây và đón chặn đường đi cửa của quân Mạc. Quân Mạc tan vỡ, bọn Kính Chỉ cùng Kính Thành, Lý Hựu, Kính Phu, Kính Thận, Kính Giản, Kính Tuân (đều là con của Mạc Kính Điển, có cả [[Mạc Toàn]]... hơn 60 người đến chém đầu ở bến Thảo Tân. Nhà Mạc kể từ Thái Tổ [[Mạc Đăng Dung]] lên ngôi năm [[1527]] đến đây thì tan rã sau 67 năm.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=638}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=677}}
 
== Đối phó dư đảng họ Mạc ==
Trịnh Tùng cho sửa sang cung điện trong kinh thành, một tháng thì hoàn thành; bèn sai người đến Tây Đô đón xa giá về kinh. Mùa hạ năm đó, Lê Thế Tông đến kinh đô. Ngày [[16 tháng 5]], ngự ở tòa chính điện, nhận lễ mừng của bách quan, đại xá thiên hạ, gia phong cho những ai có công.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=630}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=678}} Nhà Lê kể từ khi mất ngôi năm [[1527]] đến đây mới được trở về chốn xưa nhưng vị thế đã không còn được như trước nữa.
 
Mùa hạ năm [[1593]], [[Nguyễn Hoàng]] vào chầu vua Lê, dâng nộp sổ sách hai xứ Thuận, Quảng; được phong làm Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc chương phủ sử thái uý Đoan quốc công, lĩnh quân dẹp giặc cướp ở Sơn Nam, Hải Dương. Cũng năm đó, tướng [[Mạc Ngọc Liễn]] lập con của [[Mạc Kính Điển]] là Đôn Hậu vương [[Mạc Kính Cung]] lên làm vua, cải nguyên Càn Thống. Dư đảng họ Mạc lục tục kéo về hưởng ứng, thế lực nhà Mạc lại mạnh lên, kiểm soát bờ bắc sông Nhị. Ngày [[24 tháng 4]], Trịnh Tùng đích thân dẫn quân chia quân đánh dẹp, đảng họ Mạc tan chạy. Hải Dương, Sơn Nam cũng dẹp yên dần. Trịnh Tùng sai các tướng đem quân chia giữ các phủ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Khoái Châu, Thuận An, Từ Sơn. Lại ra lệnh cho dân xiêu tán ở các huyện trở về nguyên quán yên nghiệp.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=678-679}}
 
Năm [[1594]], [[Mạc Ngọc Liễn]] đưa [[Mạc Kính Cung]] chạy ra huyện An Bắc; Trịnh Tùng sai [[Hoàng Đình Ái]] tới đánh; Ngọc Liễn chạy sang Tư Minh xin xưng thần với [[nhà Minh]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=638}} Hoàng Đình Ái đánh dẹp các vùng phía bắc sông Nhị, giết được nhiều tông thất nhà Mạc. Trong khi đó vào tháng 6, người xã Vũ Lăng, huyện Tiên Minh là [[Vũ Đăng]] dấy binh chiếm giữ huyện Siêu Loại, tụ tập bè đảng, tự xưng là La Bình hoàng đế; nhưng nhanh chóng bị bắt giết. Lúc đó [[Mạc Ngọc Liễn]] bệnh chết, có thư khuyên [[Mạc Kính Cung]] đừng nên mời người Tàu sang hại dân hại nước. Làm theo lời [[Mạc Ngọc Liễn]], khi thấy triều Lê mạnh, Kính Cung giấu binh ở các vùng, hết sức tránh đụng độ. Ông sai Phúc vương mang gia quyến chạy trước sang Long châu tránh rồi bản thân thoát sang sau. Năm [[1596]], Phan Ngạn đánh dẹp được [[Mạc Kính Chương]], con cháu nhà Mạc lại tâu với vua Minh rằng chính quyền trong nước không phải con cháu họ Lê, vua Minh sai người sang điều tra và gây sức ép buộc nhà Lê phải trả Cao Bằng cho họ Mạc.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=646}} Mùa xuân năm [[1597]], Thế Tông phải cùng các tướng đến ải Nam Quan theo đòi hỏi của vua Minh. Tuy vậy chiến tranh giữa hai bên vẫn thường xuyên xảy ra. Quân Lê-Trịnh nhiều lần tiến đánh phía bắc, bắt được [[Mạc Kính Dụng]] đem giết đi, tuy nhiên thế lực họ Mạc vẫn còn rất mạnh.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=648}}
 
Ngày [[7 tháng 4]] năm [[1599]], vua [[Lê Thế Tông]] hạ chiếu phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên suý tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương, là chức quan cao nhất trong triều, chỉ đứng sau vua. Ông lại cho xây phủ chúa ở ngay bên cạnh triều đình vua Lê; và từ đó phủ chúa trở thành nơi bàn định công việc của đất nước; triều đình chỉ còn là hư danh, vua Lê chỉ có 5000 lính túc vệ; thu thuế 1000 xã để chi dụng.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=653-54}} Còn những việc đặt quan, thu thuế, bắt lính, trị dân, đều thuộc về quyền họ Trịnh cả. Chỉ có khi nào thiết triều hay là tiếp sứ thì mới cần đến vua mà thôi. Uy quyền họ Trịnh bấy giờ rất lớn nhưng vẫn không dám cướp ngôi vua, là vì ở phía Bắc sợ có [[nhà Minh]] sinh sự, lại có họ Mạc còn giữ đất Cao Bằng, nếu tiếm ngôi thì e quân nghịch nổi lên lấy phù Lê thảo Trịnh làm cớ<ref>''[[Việt Nam sử lược]]'', [[:vi:s:Việt Nam sử lược/Quyển II/Tự chủ thời đại/Chương III|quyển II, Tự chủ thời đại, chương III]]</ref>.Từ đó sự nghiệp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chính thức bắt đầu.
 
Ngày [[12 tháng 10]] cùng năm, Lê Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng bàn với các quan rằng thái tử không thông minh mẫn tiệp, bèn lập con thứ là Duy Tân. Ngày [[15 tháng 10]], Duy Tân lên nối ngôi, tức là [[Lê Kính Tông]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=654}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=680}}
 
== Nhận định ==