Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tatmadaw”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 256:
 
=== 1988-2005 ===
[[File:2000 Tatmadaw C2 Structure.svg|thumb|550px|Cơ cấu tổ chức Tatmadaw năm 2000.]]
Cơ cấu tổ chức và chỉ huy quân đội đã thay đổi đáng kể sau cuộc đảo chính quân sự năm 1988. Năm 1990, sĩ quan quân đội cao cấp nhất của đất nước này trở thành Thống tướng (tương đương với vị trí nguyên soái của quân đội phương Tây) và giữ các vị trí như Chủ tịch [[Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang]] (SLORC), [[Thủ tướng Myanmar|Thủ tướng Chính phủ]] và Bộ trưởng Quốc phòng, cũng như được bổ nhiệm làm Tư lệnh các Quân chủng. Quân đội đã thực hiện cả việc kiểm soát chính trị và hoạt động đối với cả nước và lực lượng vũ trang.
 
Từ năm 1989, mỗi Quân chủng đều có Tổng Tư lệnh và Tham mưu trưởng riêng. Tổng Tư lệnh Lục quân đội hiện nay được nâng lên cấp đại tướng (Bo gyoke Kyii) và cũng từng giữ chức vụ Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang. Tổng Tư lệnh của Không quân và Hải quân nắm giữ tương đương với cấp trung tướng, trong khi cả ba Tham mưu trưởng quân chủng được nâng cấp lên cấp thiếu tướng. Tư lệnh phòng Hành động Đặc biệt (BSO), Chủ nhiệm Tổng bộ Quân vụ, Tổng cục hậu cần, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DDSI) cũng được nâng cấp lên cấp trung tướng. Việc tổ chức lại lực lượng vũ trang sau năm 1988 đã dẫn đến việc nâng cấp hai cấp bậc của hầu hết các vị trí sĩ quan cao cấp.
{{familytree/start|style=font-size:85%;line-height:100%;}}
{{familytree | | | | | | | | | | | | | | |''Cơ cấu tổ chức Tatmadaw năm 2000''| | | |''Cơ cấu tổ chức Tatmadaw năm 2000''=''Cơ cấu tổ chức Tatmadaw năm 2000''}}
{{familytree | }}
{{familytree | | | | | | | | | | | | | | |Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang| | | | Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang=Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang}}
{{familytree | | | | | | | | | | | | | | | |!| | | | | | | | | }}
{{familytree | | | | | | | | |,|-|-|-|-|-|Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang|-|-|v|-|-|-|v|-|-|-|-|.|Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang=Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang}}
{{familytree | | | | | | | |Lục Quân| | | | | | | | |Hải Quân| |Không Quân| | |Ban Độc lập|Lục Quân=Lục Quân|Hải Quân=Hải Quân|Không Quân=Không Quân|Ban Độc lập=Ban Độc lập}}
{{familytree | | | | | | | | |!| | | | | | | | | | |!| | | |!| | | | |!|}}
{{familytree | | |,|-|-|-|-|Tổng Tư lệnh Lục Quân|-|-|-|-|.| | | |Tổng Tư lệnh Hải Quân| |Tổng Tư lệnh Không Quân| | | |!|Tổng Tư lệnh Lục Quân=Tổng Tư lệnh<br>Lục Quân|Tổng Tư lệnh Hải Quân=Tổng Tư lệnh<br>Hải Quân|Tổng Tư lệnh Không Quân=Tổng Tư lệnh<br>Không Quân|Ban Độc lập=Ban Độc lập}}
{{familytree | | |!| | | | | |!| | | | | |!| | | | |!| | | |!| | | | |!|}}
{{familytree | |Tổng bộ Quân vụ| |,|-|Bộ Tổng tham mưu|-|.| |Tổng cục hậu cần| | |Phó Tham mưu trưởng| |Phó Tham mưu trưởng| | | |!|Tổng cục hậu cần=Tổng cục hậu cần|Tổng bộ Quân vụ=Tổng bộ Quân vụ|Phó Tham mưu trưởng=Phó Tham mưu trưởng|Bộ Tổng tham mưu=Bộ Tổng tham mưu}}
{{familytree | | |!| | |!| | |!| | |!| | |!| | | | |!| | | |!| | | | |!|}}
{{familytree | | |!| |Cục trưởng OSS|Tham mưu trưởng|Tư lệnh BSO| |!| | | | |!| | | |!| | | | |!|Cục trưởng OSS=Cục trưởng OSS|Tham mưu trưởng=Tham mưu trưởng|Tư lệnh BSO=Tư lệnh BSO}}
{{familytree | | |!| | |!| | |!| | |!| |!| | | | | | | |!| | |!| | | | |!|}}
{{familytree | |VAG|DDSI|Tham mưu trưởng|Tư lệnh BSO| |!| | | | |!| | | |!| | | | |!|DDSI=DDSI|Tham mưu trưởng=Tham mưu trưởng|VAG=VAG}}
{{familytree/end}}
 
Từ năm 1989, mỗi Quân chủng đều có Tổng Tư lệnh và Tham mưu trưởng riêng. Tư lệnh quân đội hiện nay được nâng lên cấp đại tướng (Bo gyoke Kyii) và cũng từng giữ chức vụ Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang. Tổng Tư lệnh của Không quân và Hải quân nắm giữ tương đương với cấp trung tướng, trong khi cả ba Tham mưu trưởng quân chủng được nâng cấp lên cấp thiếu tướng. Tư lệnh phòng Hành động Đặc biệt (BSO), Chủ nhiệm Tổng bộ Quân vụ, Tổng cục hậu cần, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DDSI) cũng được nâng cấp lên cấp trung tướng. Việc tổ chức lại lực lượng vũ trang sau năm 1988 đã dẫn đến việc nâng cấp hai cấp bậc của hầu hết các vị trí sĩ quan cao cấp.
 
Một cơ cấu chỉ huy mới đã được đưa ra ở cấp Bộ Quốc phòng vào năm 2002. Vị trí quan trọng nhất được tạo ra là Tổng Tham mưu trưởng Liên quân (Lục quân, Hải quân, Không quân) chỉ huy Tổng Tư lệnh Hải quân và Không quân.
 
Văn phòng Nghiên cứu Chiến lược (OSS, hoặc Sit Maha Byuha Leilaryay Htana) được thành lập vào khoảng năm 1994 và chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách quốc phòng, và hoạch định và học thuyết của Tatmadaw. OSS thuộc quyền chỉ huy của Trung tướng Khin Nyunt, người cũng là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DDSI). Các Tư lệnh Quân Khu (RMC) và Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ (LID) cũng được tổ chức lại, và LID hiện chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng Tư Lệnh Lục quân.
 
Một số trụ sở chỉ huy cấp dưới mới được thành lập để đáp ứng sự tăng trưởng và tái tổ chức của Lục quân. Các đơn vị này bao gồm các Tư lệnh Chiến Khu (ROC, hoặc Da Ka Sa), các đơn vị trực thuộc RMCs, và Tư lệnh Quân chiến (MOC, hay Sa Ka Kha), tương đương với các sư đoàn bộ binh phương Tây.
 
Tham mưu trưởng Lục quân vẫn tiếp tục kiểm soát các Binh chủng và Ban Tình báo, Pháo binh, Thiết giáp, Công nghiệp Quốc phòng, An ninh Điện báo, Đối ngoại và Chiến tranh Tâm lý, Kỹ thuật quân sự (lĩnh vực), Dân binh và Bộ đội Biên phòng, Cơ quan Dịch vụ Quốc phòng (DDSC), Bảo tàng Quốc phòng và Viện Nghiên cứu Lịch sử.
 
Dưới chức vụ Tổng bộ Quân vụ, có ba Binh chủng và Ban Quân y, Tái định cư và Tư lệnh Hiến binh. Dưới Tổng cục hậu cần là các Binh chủng và Ban Hậu cần vận tải, Kỹ thuật quân sự, Kỹ thuật Điện và Cơ khí, Công binh Quân sự.
 
Một bộ phận độc lập khác trong Bộ Quốc phòng là Chánh án Tòa án Tối cao, Tổng Thanh tra, Tổng tham mưu Quân sự, Tổng cục Hải quan, Trung tâm Kiểm toán Quân sự, và Tư Lệnh Dã chiến.
 
=== 2005-2010 ===