Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thú chết dọc đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 60:
Tại Anh, luôn có một người đàn ông chuyên đi nhặt xác chết này về để ăn. Một người đàn ông sống tại Anh có một thói quen kỳ dị và khó hiểu, đó là nhặt xác của những động vật bị chết do tai nạn giao thông để chế biến đồ ăn. Từ thịt thỏ, gà lôi đến chim lợn, dơi, chồn hôi, nhím… có lẽ chưa động vật nào trong nước Anh là ông chưa được thưởng thức. Ông thường ăn xác của những con vật bị tai nạn trên đường, nhặt xác một con lửng bên vệ đường. Ông chỉ ăn thịt chúng khi chúng đã bị chết, ông không cảm thấy tội lỗi khi đã ăn thịt chúng.
 
Ông làm nghề nhồi bông vào xác thú, mỗi lần để hoàn thành tác phẩm, ông phải lột da con vật, sau đó mới nhồi bông. Từ đó, ông đã nảy ra ý tưởng chế biến số thịt còn thừa đó thành đồ ăn cho chính mình. Thói quen bắt đầu từ năm 1976. Các động vật mà ông từng ăn đều là những động vật đã chết bởi tai nạn giao thông trên đường cao tốc. Đây là những động vật hoang dã không dễ dàng mua được ở các siêu thị hay cửa hàng, vì vậy ông tận dụng tối đa thịt của chúng để chế biến và lưu trữ trong một tủ đông lạnh, ông chưa bao giờ gặp vấn đề về sức khỏe từ khi ăn loại thịt này cho dù có những con đã chết đến cả tháng trời.
==Giải pháp==
Những nhà chức trách phải tìm kiếm phương án giải quyết và việc xây dựng cầu giao thông dành riêng cho động vật đã được đề ra. Cây cầu đầu tiên được xây dựng từ thập niên 50 của thế kỷ trước ở Pháp. Và cây cầu dài nhất được thiết lập với độ dài 800m với tên gọi Natuurbrug Zanderij Crailoo đến từ Hà Lan. Những làn đường đặc biệt này được thiết kế với hình dạng, cấu tạo và tính chất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loài động vật. Đó có thể là những hàng rào phát quang, đường ống dẫn, hàng rào đá, lưới, hay thậm chí chỉ là vạch vôi kẻ đường.
 
Chẵng hạn như Cây cầu dành riêng cho hàng triệu con cua đỏ đến thời kỳ sinh sản tại đảo Giáng Sinh, Australia hay Nhật Bản đã thiết kế riêng làn đường cho những chú rùa băng qua đường ray xe lửa tại công viên Suma Aqualife. Loài chim cách cụt xanh đã được xây dựng riêng một tuyến đường phía dưới cầu cao tốc để di chuyển, giúp giảm thiểu đáng kể số lượng thương vong của loài này mỗi năm tại New Zealand, những chiếc cống thực chất đó lại là làn đường đi chuyển của những chú kỳ nhông. Những chú voi cũng có tuyến đường riêng tại khu bảo tồn động vật hoang dã tại Kenya. Một cây cầu khác được xây dựng trên cao dành cho động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Banff (Alberta, Canada)
 
Cây cầu Ontario, Canada nổi tiếng với sự đầu tư kỹ lưỡng dành cho việc xây dựng dành riêng cho động vật hoang dã, thậm chí còn lắp đặt biển báo, hàng rào thép gai … để ngăn chặn tai nạn. Một cây cầu thủ công được người dân dựng lên giúp những chú khỉ dễ dàng qua đường tại Bahia, Brazil. Được thiết kế như một chiếc cầu treo thu nhỏ, Nutty Narrows đã có mặt từ năm 1963 và là làn đường chính dành cho loài sóc tại Longview, Washington, Mỹ. loài cá hồi cũng được làm cầu để dễ dàng lội ngược dòng vào mùa sinh sản tại sông Columbia, phía đông Washington.
 
==Hình ảnh==
<gallery>