Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mai Hắc Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh: chính tả, replaced: âp → ập
AlphamaEditor, thêm/xóa ref, thêm thể loại, Executed time: 00:00:10.7629721 using AWB
Dòng 48:
Năm 605, tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh bại các cuộc chống đối của người Việt, thiết lập sự đô hộ của nhà Tùy. Nhà Tùy mất, nhà Đường lên thay, đặt nước Việt làm An Nam Đô hộ phủ, đóng ở Giao Châu.<ref name="Hóa Á Châu 1991"/>
===Diễn biến===
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua [[Đường Huyền Tông]] ở [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], tức năm [[Quý Sửu]] ([[713]]).<ref name="PHL" /> Khởi nghĩa nổ ra tại [[Rú Đụn]], còn gọi là [[Hùng Sơn]] ([[Nghệ An]]). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho [[nhà Đường]], đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
 
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế. Theo ''Việt điện u linh'', Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình. Một số nguồn cũng cho hay, ông lấy hiệu là Mai Hắc Đế vì ông có màu da đen. Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô [[Vạn An]] (thuộc xã [[Vân Diên]] và thị trấn [[Nam Đàn]] hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với [[Lâm Ấp]] và [[Chân Lạp]].<ref>Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư, Quyển V, Kỷ Thuộc Tùy Đường</ref>
Dòng 56:
Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). [[Thái thú]] nhà [[Đường]] là [[Quang Sở Khách]] cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân<ref>Việt điện u linh</ref><ref>theo Tân Đường Thư, Dương Tư Húc truyện ghi số quân của Mai Thúc Loan là 40 vạn.</ref>.
 
[[Nhà Đường]] bèn huy động 10 vạn quân do tướng [[Dương Tư Húc]] và [[Quang Sở Khách]] sang đàn áp. Quân quan nhà Đường tiến theo đường bờ biển [[Hướng Đông Bắc|Đông Bắc]] và tấn công thành [[Tống Bình]].<ref name="PHL" /> Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực [[sông Hồng]] đến lưu vực [[sông Lam]], cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành [[Vạn An]] thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân [[xâm lược]], Mai Hắc Đế phải rút vào [[rừng]], sau bị ốm rồi mất.
 
Theo sách ''Việt sử tiêu án'', ''Thời nhà Đường có Tống Chi Đễ bị tội đầy ra quận Chu Diên, gặp lúc Loan vây hãm châu Hoan, vua Đường bèn trao cho Đễ chức Tổng quản để đánh ông Loan. Đễ mộ được 8 người tráng sĩ mặc áo giáp dày, kéo đến tận chân thành mà hô to rằng: "Hễ bọn người Lèo hành động tức thì giết chết"; 700 quân đều phục xuống không dám đứng dậy, mới bình được.''<ref name="Hóa Á Châu 1991"/>
Dòng 107:
[[Thể loại:Anh hùng dân tộc Việt Nam]]
[[Thể loại:Hoàng tộc Mai Hắc Đế]]
[[Thể loại:Mất 723]]