Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:15.6741665 using AWB
Dòng 88:
Triều nhà Tống được chia thành hai giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống và Nam Tống.
* '''Bắc Tống''' (北宋, [[960]]-[[1127]]) là giai đoạn khi thủ đô của họ ở thành phố Biện Kinh (nay là [[Khai Phong]]) ở miền bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa.
* '''Nam Tống''' (南宋, [[1127]]-[[1279]]) để chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, trong thời gian này triều đình nhà Tống lui về phía nam sông [[Trường Giang|Dương Tử]] và lập kinh đô ở Lâm An (nay là [[Hàng Châu]]).
 
Mặc dù nhà Tống đã mất quyền cai quản khu vực nền móng của nền nông nghiệp Trung Hoa quanh dòng sông Hoàng Hà, nhưng nền kinh tế nhà Tống không nằm trong đống đổ nát, dân số nhà Nam Tống chiếm gần 60% toàn bộ dân số Trung Hoa thời bấy giờ và nền nông nghiệp cũng trở nên hiệu quả nhất.<ref name="ebrey et al 2006 167">{{Harvnb|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=167}}</ref> Triều Nam Tống dành sự ủng hộ đáng kể cho nền hải quân, tạo nên sức mạnh bảo vệ vùng biển và biên giới đất liền cũng như tiến hành những nhiệm vụ hàng hải ra nước ngoài.
Dòng 184:
== Chế độ chính trị ==
=== Tổng quan ===
Vào sơ kỳ, thể chế Bắc Tống đại thể vẫn kế tục chế độ chính trị triều Đường.
 
Tuy nhiên, [[Tể tướng]] không còn do các quan đứng đầu [[Tam tỉnh]] đảm nhiệm, mà là [[Đồng trung thư môn hạ bình chương sự]] (同中書門下平章事), sung nhiệm [[Thượng thư tả hữu thừa]] (尚書左右丞) đến [[Thị lang]] [[lục bộ]] trở lên. Thông thường đặt hai Tể tướng, có khi đặt một hoặc ba tể tướng, Tể tướng còn kiêm chức Quán, Điện [[Đại học sĩ]]. Triều đình còn đặt thêm [[Tham tri chính sự]] (參知政事) làm Phó tể tướng, cho sung nhiệm từ [[Trung thư xá nhân]] (中書舍人) đến [[Thượng thư]] lục bộ; thường thay đổi, thường đặt hai người, có khi đặt một người, ba hoặc bốn người.
Dòng 191:
* Tể tướng và phó tể tướng, [[Xu mật sứ]], [[Tri xu mật viện sự]], [[Xu mật phó sứ]], [[Đồng tri xu mật viện sự]], [[Thiêm thư xu mật viện sự]], [[Đồng thiêm thư xu mật viện sự]]; được gọi chung là '''Tể chấp'''.
* [[Trung thư môn hạ]] và [[Xu mật viện]] được gọi là '''Nhị phủ'''; Đông Trung thư môn hạ; Tây Xu mật viện; cả hai quản lý đại quyền văn võ.
* [[Tam ty]]: [[Diêm thiết]], [[Bộ Hộ]], [[Độ chi]] phụ trách chủ quản đại quyền tài chính, hiệu xưng '''Kế tỉnh'''.
 
Thời Tống, quyền của Tể tướng bị thu hẹp mạnh, chỉ phụ trách chức năng hành chính. Quyền lực của '''Tam ty''', '''Tể chấp''' và '''Xu mật sứ''' chế ngự lẫn nhau, chính vì vậy đã giảm bớt quyền lực độc quyền trước đây của Tể tướng, ngược lại còn tăng cường hoàng quyền, một thể chế [[quân chủ tập quyền]] đúng nghĩa. Ngoài [[Ngự sử đài]], triều Tống còn đặt thêm [[Gián viện]] và [[Trí gián quan]], đều là các cơ cấu giám sát, phụ trách sự tình tra hỏi.
 
Đầu thời Bắc Tống, [[Tể tướng]] chủ quản dân chính, [[Xu mật sứ]] chủ quản quân chính, [[Tam ty sứ]] chủ quản tài chính. Sau ''"Nguyên Phong quan chế cải cách'' thời [[Tống Thần Tông]], Tể tướng trên thực tế kiêm quản tài chính. Thời [[Nam Tống]], tể tướng còn kiêm nhiệm Xu mật sứ, kiêm quản quân chính. Điều này khiến Tể tướng lại khống chế đại quyền dân chính, tài chính và quân chính.
Dòng 208:
'''[[Ngự sử đài]]''' (御史台) chuyên quản giám sát, quan đứng đầu gọi là [[Ngự sử trung thừa]] (御史中丞), người cấp phó gọi là [[Ngự sử tri tạp sự]] (御史知雜事), chủ quản kiểm soát bá quan, chỉnh đốn kỷ cương. Quan của Ngự sử đài có quyền hạch hỏi, có thể trình tấu ngôn sự, bình luận triều chính, hạch hỏi quan viên, còn được phép luận sự phong văn. Dưới Ngự sử đài đặt ba viện: '''Đài viện''' (臺院), '''Điện viện''' (殿院), '''Sát viện''' (察院); bên dưới tiếp tục đặt [[Thị ngự sử]] (侍御史), [[Điện trung thị ngự sử]] (殿中侍御史), [[Giám sát ngự sử]] (監察御史). Gián viện là cơ cấu chuyên quản việc khuyến gián. Thời Tống Nhân Tông mới đặt riêng viện, quan đứng đầu gọi là [[Tri gián viện sự]] (知諫院事) hoặc Tả Hữu [[Gián nghị đại phu]] (諫議大夫), phàm là khuyết điểm triều chính, bất kể quyền thần nào, quan phủ các cấp làm việc sai trái, đều có thể gián chính. Quan của Đài viện và Gián viện đều có trách nhiệm là tiến gián, hạch hỏi, chức quyền vốn không có sai biệt nhiều, tình hình này khiến thời sau hợp nhất Đài viện và Gián viện.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第257頁}}}}
 
Cuối cùng, cơ cấu khởi thảo chế cáo cho hoàng đế, quốc thư, hoặc văn thư sử dụng trong cung đình là '''[[Hàn lâm học sĩ viện]]''' (翰林學士院), đặt các chức [[Hàn lâm học sĩ]] (翰林學士); [[Hàn lâm học sĩ thừa chỉ]] (翰林學士承旨) hay [[Hàn lâm thị độc học sĩ]] (翰林侍讀學士) và [[Trực học sĩ viện]] (直學士院). Hàn lâm học sĩ và [[Trung thư xá nhân]] hoặc Tri chế cáo phân quản "nội chế" và "ngoại chế", gọi chung là '''Lưỡng chế''', các Hàn lâm học sĩ còn thị phụng hoàng đế, đảm đương vai trò cố vấn.
 
Đầu thời Tống, cơ cấu tư pháp tối cao là [[Đại lý tự]] và Hình bộ. Tống Thái Tông đặt '''[[Thẩm hình viện]]''' (審刑院), quan đứng đầu gọi là [[Thẩm hình viện sự]] (審刑院事). Các địa phương tấu án trước tiên là qua Đại lý tự phán quyết, báo cáo Thẩm hình viện phức tra, viết ra bản thảo tấu, trình lên Trung thư. Trung thư đích thân tấu để hoàng đế luận quyết, đến khi Tống Thần Tông cải cách quan chế thì ''Thẩm hình viện'' nhập vào Hình bộ.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第258頁}}}}。
Dòng 564:
[[Thể loại:Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc]]
[[Thể loại:Triều đại Trung Quốc]]
[[Thể loại:Thế kỷ 10 ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Thế kỷ 11 ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Thế kỷ 12 ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Thế kỷ 13 ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Cựu đế quốc]]
[[Thể loại:Cựu quốc gia quân chủ ở Châu Á]]
[[Thể loại:Châu Á trung cổ]]