Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuệ Tĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.238.19.189 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThitxongkhoiAWB
Thẻ: Lùi tất cả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12:
Tuệ tĩnh xót thương cho số phận của mình và luôn đau đáu nỗi niềm một ngày được quay lại quê hương, thoát khỏi cảnh đất khách quê người thể hiện qua việc ông đã khóc trong lễ nhậm chức của mình tại triều đình nhà Minh và cho tới ngày nay, trên bia mộ của ông vẫn còn dòng chữ ''"Ai về nước Nam cho tôi về với".''
 
Năm 1690 đời Lê Hy Tông , tiến sĩ Nguyễn Danh Nho cử đi sứ sang Trung Hoa, tình cờ thấy mộ Tuệ Tĩnh, nhận ra là người cùng làng. Cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê Hải Dương bây giờ.
 
==Công trình y dược==
Những năm ở trong nước, Tuệ Tĩnh đã chăm chú nghề thuốc: trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ ''Nam dược thần hiệu'' chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ ''Hồng Nghĩa giác tư y thư'' (2 quyển) biên soạn bằng [[chữ Nôm|quốc âm]], trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Nôm Đường luật, và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Thơ văn Nôm đời Trần rất hiếm, nếu quả thực đó là tác phẩm của Tuệ Tĩnh thì chúng không chỉ giá trị trong y học mà còn là tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học bởi vì đây là các tác phẩm ở thời kì đầu của văn học chữ Nôm.