Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Virus học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
==Bệnh do virus và phương pháp phòng ngừa==
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nghiên cứu virus là thực tế rằng chúng gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm quan trọng, trong đó có bệnh [[cảm lạnh]], [[cúm]], [[bệnh dại]], [[sởi]], nhiều dạng [[tiêu chảy]], [[viêm gan]], [[sốt Dengue]], [[sốt vàng da]], [[bại liệt]], [[bệnh đậu mùa]] và [[HIV/AIDS]].<ref>{{chú thích sách|last=Evans|first=Alfred|tiêu đề=Viral Infections of Humans|trang= xxv-xxxi|năm=1982|nhà xuất bản=Plenum Publishing Corporation|location=New York, NY|isbn=0306406764}}</ref> Virus [[Herpes simplex#Bệnh Alzheimer|Herpes simplex]] được cho là một yếu tố có thể có trong [[bệnh Alzheimer]].<ref name="HerpesAlzheimers">{{chú thích tạp chí | tiêu đề=Reactivated herpes simplex infection increases the risk of Alzheimer's disease. |vauthors=Lövheim H, Gilthorpe J, Adolfsson R, Nilsson LG, Elgh F | tạp chí=Alzheimer's & Dementia |ngày =tháng 7 năm 2014 | volume=11 | ấn bản=6 | trang=593–9 | doi=10.1016/j.jalz.2014.04.522 | pmid=25043910}}</ref>
 
Một số loại virus, được gọi là oncoviruses, là tác nhân gây nên một số loại ung thư. Ví dụ điển hình tốt nhất là mối liên quan giữa bệnh [[nhiễm virus papilloma ở người]] và [[ung thư cổ tử cung]]: hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do một số chủng virus lây truyền qua đường [[tình dục]]. Một ví dụ khác là sự kết hợp của nhiễm trùng với [[viêm gan B]] và [[viêm gan C]] và [[ung thư gan]].
 
Một số hạt nhỏ cũng gây ra bệnh tật: bệnh não xốp hoá bao gồm [[bệnh Kuru]], C[[bệnh Creutzfeldt-Jakob]] và [[bệnh bò điên]] do prion gây ra,<ref name="test">[https://www.cdc.gov/ncidod/dvrd/prions/ 1 Moved | Prion Diseases | CDC<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>{{chú thích web|tiêu đề=Bệnh não do prion |url=http://bacsy.net.vn/Default.aspx?Mod=ViewArticles&ArticlesID=7491 |ngày truy cập= ngày 5 tháng 2 năm 2018}}</ref> viêm gan siêu vi loại D là do virus satellite.
 
Khi [[hệ miễn dịch]] của [[động vật có xương sống]] gặp một virus, nó có thể tạo ra các [[kháng thể]] đặc hiệu gắn kết với virus và làm trung hòa khả năng lây nhiễm của nó hoặc đánh dấu nó để tiêu hủy. Sự hiện diện kháng thể trong [[huyết thanh]] thường được sử dụng để xác định xem một người đã từng bị phơi nhiễm với một loại virus nào trong quá khứ hay không, với các xét nghiệm như [[ELISA]]. [[Tiêm chủng]] bảo vệ chống lại các bệnh do virus, một phần bằng cách tạo ra các kháng thể. Các kháng thể đơn dòng, đặc trưng cho virus, cũng được sử dụng để phát hiện, như trong [[kính hiển vi huỳnh quang]].
 
Cách thứ hai của động vật có xương sống chống lại virus, miễn dịch qua trung gian tế bào, liên quan đến các tế bào [[bạch cầu]] được biết đến như tế bào T: các tế bào của cơ thể liên tục hiển thị những đoạn ngắn của các protein của chúng trên bề mặt của tế bào và nếu tế bào T nhận thấy một đoạn virus đáng nghi ở đó, tế bào bị phá hủy và các tế bào T đặc hiệu virus tăng lên. Cơ chế này được đẩy nhanh bởi một số chủng ngừa nhất định.
 
[[Can thiệp ARN]] là một cơ chế tế bào quan trọng được tìm thấy trong thực vật, động vật và nhiều [[sinh vật nhân thực]] khác, có thể tiến hóa như là một phòng chống virus. Một bộ máy phức tạp của các enzim tương tác phát hiện các phân tử RNA kép (xảy ra như là một phần của vòng đời của nhiều virus) và sau đó tiến hành tiêu diệt tất cả các phiên bản sợi đơn của những phân tử ARN phát hiện ra.
 
==Tham khảo==