Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Quyền đầu phiếu của phụ nữ: chính tả, replaced: cổ máy → cỗ máy using AWB
Dòng 44:
 
[[Tập tin:1622 massacre jamestown de Bry.jpg|nhỏ|Vụ tàn sát người định cư tại Jamestown năm 1622. Chẳng bao lâu sau đó người thực dân tại miền Nam lo sợ tất cả người bản địa như kẻ thù.]]
Người [[Thanh giáo]] là những người định cư chủ yếu vào thời kỳ ban đầu của [[Tân Anh]], họ lập ra [[Thuộc địa Vịnh Massachusetts]] năm 1630 mặc dù có khu định cư nhỏ trước đó vào năm 1620 của một nhóm người tương tự, nhóm Pilgrim, ở [[Thuộc địa Plymouth]]. Các thuộc địa nằm giữa gồm các tiểu bang ngày nay là [[New York]], [[New Jersey]], [[Pennsylvania]], và [[Delaware]] có nét đặc trưng là mức độ đa dạng lớn về tôn giáo. Khu định cư đầu tiên người Anh tìm cách thiết lập ở phía nam Virginia là [[tỉnh Carolina]] với [[Thuộc địa Georgia]] - là thuộc địa cuối cùng trong số [[13 thuộc địa]], được thành lập trong năm 1733.<ref>Richard Middleton and Anne Lombard ''Colonial America: A History to 1763'' (4th ed. 2011)</ref>
 
Các thuộc địa có nét đặc trưng là đa dạng tôn giáo với nhiều người thuộc phái giáo đoàn (''Congregationalists '') tại [[Tân Anh]], người Đức và người Hà Lan theo phái [[Thần học Calvin|thần học cải cách]] tại các thuộc địa nằm giữa, người [[công giáo]] tại Maryland, và người thuộc Ireland gốc Scotland theo phái [[Giáo hội Trưởng lảo]] tại vùng biên cương. Nhiều quan chức hoàng gia và giới thương buôn theo [[Anh giáo]].<ref>Patricia U. Bonomi, ''Under the Cope of Heaven: Religion, Society, and Politics in Colonial America'' (2003)</ref>
 
Niềm tin tôn giáo phát triển lớn mạnh sau cuộc Đại thức tỉnh lần thứ nhất (''First Great Awakening''), đây là phong trào khôi phục niềm tin tôn giáo vào thập niên 1740 do các nhà thuyết pháp như Jonathan Edwards khởi xướng. Bị ảnh hưởng bởi phong trào Đại thức tỉnh, người theo phái Phúc Âm (Evangelical) Mỹ đã thêm một điểm nhấn mới về sự dạt dào linh thiêng của Chúa Thánh Thần và những sự chuyển đổi mà khắc ghi bên trong các tín đồ mới một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa. Người theo phái phục hưng lồng ghép các dấu ấn đó và chuyển tiếp giáo phái Phúc Âm mới được thành lập, tạo nền tảng cho cuộc đại thức tỉnh lần thứ hai khởi sự vào cuối thập niên 1790.<ref>Thomas S. Kidd, ''The Great Awakening: The Roots of Evangelical Christianity in Colonial America'' (2009)</ref>
 
Mỗi trong số 13 thuộc địa Mỹ có một cơ cấu chính quyền hơi khác biệt. Thông thường một thuộc địa do một thống đốc cai trị, đó là người được [[Luân Đôn]] bổ nhiệm, có trách nhiệm quản lý ngành hành pháp và dựa vào một nghị viện do địa phương bầu lên để biểu quyết về thuế và làm luật. Vào thế kỷ 18, các thuộc địa Mỹ phát triển rất nhanh chóng vì đất đai và thực phẩm phong phú, và tỉ lệ tử thấp. Các thuộc địa giàu có hơn phần lớn các khu vực tại Anh Quốc. Điều này hấp dẫn dòng người di dân đều đặn, đặc biệt là giới thiếu niên đến Mỹ với địa vị lao công khế ước. Các đồn điền thuốc lá và lúa nhập cảng các nô lệ da đen từ các thuộc địa Anh ở vùng [[Tây Ấn]]. Đến khoảng thập niên 1770, họ chiếm một phần năm dân số Mỹ. Câu hỏi về sự độc lập khỏi Anh chưa nảy sinh chừng nào mà các thuộc địa vẫn còn cần đến quân đội Anh để chống lại cường quốc Pháp và Tây Ban Nha. Những mối đe dọa này biến mất vào năm 1765. [[Luân Đôn]] xem sự tồn tại của các thuộc địa Mỹ chỉ vì lợi ích của mẫu quốc, đây là một chính sách được biết đến với tên gọi [[Chủ nghĩa trọng thương]].<ref>{{chú thích sách |author=Max Savelle|title=Seeds of Liberty: The Genesis of the American Mind|url=http://books.google.com/books?id=hIgl_HNozQsC&pg=PA185|date=1948; reprinted 2005|publisher=Kessinger Publishing|pages=185–90}}</ref>
Dòng 54:
===Tự trị và hội nhập chính trị===
[[Tập tin:Benjamin Franklin - Join or Die.jpg|trái|nhỏ|[[Join, or Die]] (nhập hay là chết): biếm họa chính trị năm 1756 của [[Benjamin Franklin]] hối thúc các thuộc địa hợp lại trong cuộc chiến tranh chống Pháp và người bản địa Mỹ.]]
[[Chiến tranh chống Pháp và người bản địa Mỹ]] (1754–17631754 – 1763) là một sự kiện bước ngoặt trong việc phát triển chính trị của các thuộc địa Mỹ. Tầm ảnh hưởng của hai đối thủ chính của vương quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ và Canada là người Pháp và người bản địa Bắc Mỹ bị giảm sút đáng kể. Hơn nữa, nỗ lực chiến tranh đem đến kết quả là sự hội nhập chính trị lớn hơn giữa các thuộc địa như đã được phản ánh trong [[Hội nghị Albany]] và được biểu hiện qua lời kêu gọi các thuộc địa "nhập hay là chết" của [[Benjamin Franklin]]. Franklin là người có nhiều sáng kiến—kiến — và sáng kiến vĩ đại nhất của ông là khái niệm về một Hợp chúng quốc châu Mỹ- lộ diện sau năm 1765 và được thực hiện vào tháng 7 năm 1776.<ref>{{chú thích sách |author=H.W. Brands|title=The First American: The Life and Times of Benjamin Franklin|url=http://books.google.com/books?id=TLdOMa1MEqsC&pg=PA232|year=2010|publisher=Random House Digital, Inc.|pages=232–40, 510–12}}</ref>
 
Theo sau sự kiện người Anh thu phục lãnh thổ của Pháp tại [[Bắc Mỹ]], Quốc vương [[George III của Anh|George III]] ra Tuyên ngôn năm 1763 với mục đích tổ chức đế quốc mới Bắc Mỹ và bảo vệ người bản địa Mỹ khỏi sự bành trướng của người định cư vào các vùng đất phía tây. Trong những năm tiếp theo, căng thẳng càng phát triển trong các mối quan hệ giữa những thực dân và vương quyền. [[Nghị viện Anh]] thông qua [[Đạo luật tem 1765]], áp đặt một thứ thuế mới vào các thuộc địa mà không thông qua các nghị viện thuộc địa. Vấn đề này được nêu lên: liệu Nghị viện Anh có quyền đánh thuế người Mỹ khi họ không có đại diện trong đó? Bằng cách hò hét "không đóng thuế khi không có đại diện", người định cư từ chối trả thuế khi căng thẳng leo thang vào cuối thập niên 1760 và đầu thập niên 1770.<ref>{{chú thích sách |author=Edmund S. Morgan|title=The Birth of the Republic, 1763-89|url=http://books.google.com/books?id=Qr_ruAAACAAJ|date=1956; 4th ed 2012|publisher=U. of Chicago Press|pages=14–27}}</ref>