Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Polyvinyl chloride”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.190.101.102 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 14.184.12.18
Dòng 103:
'''Polyvinylclorua''' (viết tắt và thường gọi là '''PVC''') là một loại [[nhựa nhiệt dẻo]] được tạo thành từ [[phản ứng trùng hợp]] vinylclorua.
== Lịch sử của PVC ==
Polyvinyl clorua (PVC) là một trong những vật liệu được tổng hợp nhân tạo sớm nhất và có lịch sử dài nhất trong sản xuất công nghiệp. Năm 1835 lần đầu tiên Henri Regnault đã tổng hợp được vinylclorua, nguyên liệu chính để tạo nên PVC. Polyvinyl clorua được quan sát thấy lần đầu tiên 1872 bởi Baumann khi phơi ống nghiệm chứa vinylclorua dưới ánh sáng mặt trời, sản phẩm tạo ra có dạng bột màu trắng và bản chất hóa học của nó chưa được xác định. Các nghiên cứu về sự tạo thành PVC đầy đủ hơn đã được công bố vào năm 1912 do Iwan Ostromislensky (Nga) và Fritz Klatte (Đức) nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên polyme mới này vẫn không được ứng dụng và không được chú ý quan tâm nhiều, bởi tính kém ổn định, cứng và rất khó gia công. Cuối thế kỷ 19, các sản phẩm như axetylen và clo đang trong tình trạng khủng hoảng thừa, việc có thể sản xuất được PVC từ các nguyên liệu này là một giải pháp rất hữu hiệu. Năm 1926, khi tiến sĩ Waldo Semon phát minh ra phương pháp dẻo hóa PVC, đây mới là một bước đột phá đầu tiên để khắc phục nhược điểm khi gia công cho PVC, sau đó là các nghiên cứu về chất ổn định cho PVC. Đến năm 1933, nhiều dạng PVC đã được tổng hợp ở Mỹ và Đức nhưng phải đến năm 1937, PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức và sau đó là ở Mỹ []<ref>Karel Mulder, and Marjolijn Knot, -PVC plastic: a history of systems development and entrenchment. Technology in Society 23 (2001) 265-286.</ref>.
== Tính chất vật lý ==
PVC có dạng bột màu trắng hoặc màu vàng nhạt. PVC tồn tại ở hai dạng là [[huyền phù]] (PVC.S - PVC Suspension) và [[nhũ tương]] (PVC.E - PVC Emulsion). PVC.S có kích thước hạt lớn từ 20 - 150 [[micron]]. PVC.E nhũ tương có độ mịn cao.