Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mao Trạch Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 140:
Thành công của Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 khiến Mao Trạch Đông trở nên lạc quan quá mức. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một [[siêu cường]] trong thời gian còn nhanh hơn cả [[Liên Xô]] từng làm, Mao phát động phong trào [[Đại nhảy vọt]] và [[Công xã nhân dân|Công xã hoá]], vào thời kỳ cuối những năm 1950. Đây là kế hoạch với mục tiêu ''nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công'', tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai và lũ lụt, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.<ref>[http://nghiencuuquocte.net/wp-content/uploads/2014/11/Mao-Trạch-Đông-ngàn-năm-công-tội.pdf Mao Trạch Đông ngàn năm công tội], Tr.7, Nhà xuất bản Thư tác bảng, Hồng Công 2007, Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009</ref>
 
Kế hoạch tiếp theo mà Mao Trạch Đông ủng hộ là cuộc "[[Cách mạng văn hóa|Đại Cách mạng văn hóa vô sản]]" vào những năm 60 của thế kỷ 20. Có nhiều quan điểm khác nhau về Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Theo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cách mạng văn hóa là để "''đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội''" nhưng cũng có quan điểm cho rằng đây là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt thất bại. Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã xóa bỏ triệt để những hủ tục còn lại từ thời trung cổ tại Trung Quốc (cúng bái để chữa bệnh, tục [[bó chân]] phụ nữ...), nhưng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về [[kinh tế]], [[xã hội]] mà cả về [[văn hóa]]. Cách mạng văn hóa từ mục tiêu ban đầu là thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội, nhưng với sự thi hành vụng bề ở các địa phương và sự quá khích của quần chúng có trình độ dân trí thấp, nó đã biến thành quy chụp, tố cáo, chỉ trích, đấu tố, thanhhạ trừngbệ lẫn nhau trên toàn Trung Quốc. Cuộc cách mạng này làm tê liệt các hoạt động kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa của Trung Quốc; phá vỡ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khiến nhà nước không còn duy trì nổi trật tự xã hội; gây chia rẽ nghiêm trọng trong Đảng Cộng sản, trong bộ máy nhà nước và trong xã hội Trung Quốc; phá hủy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo một số liệu thống kê, cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.<ref>[http://www.hawaii.edu/powerkills/COM.ART.HTM HOW MANY DID COMMUNIST REGIMES MURDER? - By R.J. Rummel]</ref> Trong [[thập niên 1980]], [[Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc]] khi đó là [[Hồ Diệu Bang]] đã nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ của thời kỳ này. Đặng Tiểu Bình nhận định Mao Trạch Đông có một phần lỗi trong việc này, nhưng phần khác là do những người thi hành cấp dưới có trình độ kém còn công chúng dễ bị kích động khiến mục tiêu đề ra bị bóp méo: "''Cách mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao Trạch Đông.''"<ref>Global Times ngày 25/5/2011</ref>
 
Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với [[Hoa Kỳ]] thì Mao đã gần 80 tuổi.