Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tập đoàn Điện lực Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 85:
== Phê bình ==
Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty [[độc quyền (kinh tế)|độc quyền]] kinh doanh về điện và có số lợi tức lớn, nhưng EVN vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên tại các thành phố trên diện rộng, đặc biệt vào mùa hè. Gần đây đã có dư luận thắc mắc về sự đầu tư dàn trải và không tập trung của EVN. Theo [[chuyên gia kinh tế]] [[Lê Đăng Doanh]] (trong bài viết ''Ngành điện mang tiền đầu tư đi đâu?'' <ref>Ts Lê Đăng Doanh, [http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/218883.asp Ngành điện mang tiền đầu tư đi đâu?], Người Lao động, 23/03/2008)</ref>), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần báo cáo rõ nguồn tiền của Nhà nước đã được đem đi đầu tư vào những lĩnh vực nào. Theo ông Doanh, "Nhà nước đầu tư lập ra ngành điện để phục vụ sản xuất điện chứ không phải để ngành điện đem đi đầu tư vào các ngành khác", và cần có một cơ quan giám sát về điện vì "ngoài việc thiếu công khai minh bạch về cơ cấu chi tiêu giá thành thì việc quy trách nhiệm về một đối tượng cụ thể cũng chưa được thực hiện".
[[Tập tin:Thông báo tăng giá điện của điện lực Thanh phố Hồ Chí Minh.jpg|300px|nhỏ|phải|Thông báo tăng giá điện của Tổng Công ty điện lực Thành phố]]
 
Trong một diễn biến khác, khi phát biểu liên quan đến vụ án điện kế điện tử kém chất lượng tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|TP Hồ Chí Minh]], Phó chủ tịch UB [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]] Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hiếu Đằng đã phát biểu "việc độc quyền của ngành điện đã sinh ra những tệ nạn như vậy. Cho nên, cần phải phá vỡ cơ chế độc quyền này thì người dân mới "dễ thở", không bị phiền nhiễu" <ref>[http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/7/14/115766.tno Vụ "điện kế điện tử": Người dân đang chờ đợi thái độ của chính quyền TP.HCM!]</ref>.
Tháng 7 năm 2008, [[Phó Thủ tướng]] [[Hoàng Trung Hải]] đã có yêu cầu EVN cần thực hiện các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn các dự án [[thủy điện]] như huy động [[vốn đầu tư trực tiếp]] nước ngoài; tiếp tục [[cổ phần hóa]] các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn; ngừng đầu tư các công trình ngoài lĩnh vực điện để tập trung vốn tự có cho các dự án điện <ref>[http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/07/3BA046A3/ Yêu cầu EVN ngừng đầu tư ra ngoài ngành điện], VnExpress 14/07/2008</ref>.