Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Rumonia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 57:
Về sau, qua khảo sát hộ khẩu các tỉnh miền bắc, các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu người đã chết đói. Con số 2 triệu người chết cũng là điều [[Hồ Chí Minh]] có nhắc đến trong bài [[Tuyên ngôn độc lập|Tuyên ngôn Độc lập]] ngày [[2 tháng 9]] năm 1945.
 
Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 cho biết: phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) mỗi ngày chết 400 người; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cả năm có 22.908 người chết; trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ chết không còn người nào. Khi người đói kéo về các thành phố lớn, lúc đầu người chết còn được bó chiếu đem chôn, sau vì nhiều người chết quá nên đành phải chất xác, hất chung xuống hố. Có người còn thoi thóp nhưng vẫn bị đưa đi chôn, vì “trước sau gì cũng chết”<ref>[http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/31668402-nan-doi-nam-1945-va-su-that-lich-su-ky-1.html Nạn đói năm 1945 và sự thật lịch sử (Kỳ 1)]</ref>.
 
Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có hơn 1.000 người thì chết đói mất 956 người. Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử đảng bộ Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: ''"Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị đình đốn. Làng La Cả (Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết không còn một ai. Làng La Khê (Hoài Đức) có 2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân"''.