Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Ia Đrăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 144:
=== Trận đánh ngày 17 tháng 11 (trận Albany) ===
 
Quân Mỹ sau 3 ngày tham chiến, quân số bị hao hụt nhiều do thương vong, tinh thần binh lính mệt mỏi, tối 16/11/1965, tiểu đoàn 1 (Quân đội Mỹ) từ khu vực tọa độ X rút về bãi đỗ Albany để chờ thay phiên. Do bị [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đánh liên tục từ khi mới đặt chân xuống đất nên lực lượng Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề, để tránh khu vực [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đang uy hiếp và rút lui an toàn, QĐHK trong khu vực còn lại khoảng 400 lính đã rời chỗ cũ sang bãi trống ở ngã ba Làng Tung và Làng Sinh.
 
Sáng 17/11/1965, tiểu đoàn 2 của Bob McDade thuộc trung đoàn kỵ binh bay số 7 và tiểu đoàn 2 của Bob Tully, thuộc trung đoàn kỵ binh bay số 5, nhận nhiệm vụ thay phiên hành quân đến 2 khu vực gần tọa độ X nhằm ngăn chặn đường rút lui và tiêu diệt đối phương. Như vậy, từ ngày 14 - 17/11/1965, cả 3 tiểu đoàn của lữ đoàn kỵ binh bay số 3, đã bị Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên “điều” vào tham chiến tại thung lũng Ia-Đrăng.
Phía Quân Giải phóng đã điều Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66 (dự bị chiến dịch) và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33, triển khai lực lượng tổ chức đánh 2 tiểu đoàn “kỵ binh bay” của Mỹ. Đến 12h20, bộ phận đi đầu của Tiểu đoàn 8 đã chạm quân Mỹ và chủ động tiến công. Tiểu đoàn 1 của ta cũng lao ngay về hướng có tiếng súng, phối hợp đánh thọc vào 2 bên sườn đội hình địch.
 
Tiểu đoàn 8 Quân Giải phóng còn sung sức nhanh chóng cơ động xuống nhận nhiệm vụ mới mà trung đoàn giao (trên đường đi sẵn sàng chiến đấu vì có thể gặp địch). Tiểu đoàn 8 nhận được lệnh, chiều ngày 16 đã cho bộ đội hành quân ngay về vị trí sở chỉ huy trung đoàn. Tiểu đoàn 1 (sau này là Trung đoàn 33 QGP) hành quân đến trợ chiến nhưng lạc đường. Lực lượng tiểu đoàn 8 có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (đại đội 10) ngoài ra còn được tăng cường một đại đội 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sắn sàng chiến đấu cao, đặc biệt khi đi đến ngã ba đường Làng Tung và làng Sinh. Đội hình của Quân Giải phóng xuất phát từ ngày 16/11, đến 5h sáng ngày 17/11 thì tổ chức tấn công. Giai đoạn thứ hai của trận Ia Đrăng bắt đầu.
Hàng 151 ⟶ 154:
 
Theo tài liệu cuả Quân Giải phóng, khoảng 12 giờ, Đại đội 8 đi đầu đã đến ngã ba không thấy địch, Đại đội 6 đến suối cầu gặp đại đội 1 tiểu đoàn 1, lực lượng ở dây cho biết phía trước có hai trung đội địch đang tiến về hướng Quân Giải phóng, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho liên lạc báo cho đại đội 8 biết tình hình. Tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm đại đội 6 (thiếu trung đội 3) và Thê đội 2 gồm đại đội 7 và trung đội 3 đại đội 6. Trong vài phút, đại đội 6 đã bí mật triển khai xong thì phát hiện lính Mỹ đang đi về hướng QGP. Khi lính Mỹ vào gần cách QGP khoảng 200m, lính Mỹ đột ngột nổ súng, đại đội trưởng đại đội 6 thấy địch còn ở xa nên không cho đại đội nổ súng đợi đối phương vào gần hơn. Khi còn cách 40 đến 50 mét đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn, trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình lính Mỹ và xung phong. Chỉ trong khoảng 5 phút hai trung đội Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. 12 giờ 7 phút, đội hình chính của lính Mỹ tới cách lực lượng QGP khoảng 300m, lính Mỹ hốt hoảng bắn vào đội hình của QGP. Lực lượng Mỹ đông, nhưng đại đội 6 chiếm địa hình có lợi nên nắm được thế chủ động, đại đội 8 khi nghe tiếng súng cũng cho bộ đội quay lại đánh vào bên sườn quân Mỹ. Tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi chỉ huy đơn vị tiến công vào giữa đội hình quân Mỹ, làm đối phương bị rối loạn và bị cắt rời. Cùng lúc đó tiểu đoàn phó tên Luân của tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đang chỉ huy bộ đội lùng lính Mỹ ở hướng khác nghe súng nổ liền dẫn đơn vị đến phối hợp. Đội hình của lính Mỹ bị các lực lượng QGP khép vòng vây giữa thung lũng Iađrăng. Ở trên không, máy bay lên thẳng, máy bay phản lực quần lượn nhưng không có cách nào cứu nguy được cho đồng lính Mỹ phía dưới vì lực lượng Quân Giải phóng áp sát, đánh gần. Trận đánh đang tiếp diễn thì tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi hy sinh, chính trị viên phó tiểu đoàn cũng bị thương nặng phải đưa ra khỏi trận địa. Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 chỉ huy luôn cả hai đơn vị.
 
Do giành thế chủ động, bộ đội QGP nhanh chóng áp sát, thọc sâu, chia cắt, bao vây bốn phía không cho đối phương co cụm; đồng thời dũng cảm, táo bạo dùng lê, dao găm “tao ngộ chiến” với quân Mỹ. Có chiến sĩ vóc dáng nhỏ bé nhưng vẫn nằm đè lên xác lính Mỹ mà lưỡi lê còn cắm vào ngực đối phương; có tổ chiến đấu của QGP hi sinh cả ba người, nhưng xung quanh ngổn ngang xác lính Mỹ...
 
Theo tài liệu của phía Hoa Kỳ, Tiểu đoàn 8 dùng súng máy tấn công cùng bộ đội tiến công bên sườn đội hình đối phương đang tấn công đến gần rồi đột ngột đổi hướng tiến thẳng vào đối phương và triển khai chiến thuật chia cắt và đánh mặt đối mặt với QĐHK. Chiến thuật này khiến các vũ khí hạng nặng của QĐHK không triển khai được và quân của họ không được yểm trợ đầy đủ như mọi khi. Đồng thời các đơn vị của họ bị chia cắt nên lúng túng và không xác định rõ mục tiêu, nhiều khi bắn vào nhóm khác của quân mình. Trong khi đó, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] chiếm được các vị trí cao hơn và dễ dàng phát hỏa vào đội hình của đối phương đang di chuyển. Hậu quả là QĐHK thiệt hại nặng nề. Đại đội A của Tiểu đoàn 2 QĐHK bị chia cắt trong một khu vực trống trải bị mất 50 binh sĩ ngay trong những phút đầu tiên. Trong khi Đại đội C mất 20 người trong những phút đầu. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn đối với QĐHK khi Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 33 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] cuối cùng cũng đến nơi và tấn công đối phương từ sau lưng. Trước tình hình trên, phía Mỹ phải điều Tiểu đoàn 2/5 tới Bãi Albany để chi viện và yểm trợ cho Tiểu đoàn 2/7 thu dọn xác chết và sơ tán thương vong.