Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pha lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Hình:Crystbeads.jpg|nhỏ|phải|Các hạt pha lê]]
'''Pha lê''' là một dạng [[thủy tinh (chất)|thủy tinh]] [[silicat]] [[kali]] có trộn thêm một lượng [[ôxít chì II]] (PbO) và có thể là cả [[ôxít bari]] (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít [[chì]] được thêm vào [[thủy tinh]] nóng chảy làm cho thủy tinh có [[chiết suất]] cao hơn và như vậy độ [[tán sắc]] ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa là trông nó lấp lánh hơn. Sự có mặt của [[chì]] cũng làm cho thủy tinh mềm và dễ cắt hơn. Pha lê là các mặt hàng được sản xuất từ thủy tinh chứa chì này. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất. Hàm lượng chì cao hơn làm cho thủy tinh khó tạo ra các tính chất của pha lê khi thổi. Việc pha thêm ôxít bari chỉ có tác dụng làm tăng chiết suất của thủy tinh.
 
Một người Anh là [[George Ravenscroft]] được coi là đã phát minh ra pha lê vào năm [[1676]], mặc dù việc pha thêm chì vào thủy tinh đã có từ [[thời tiền sử]] tại [[Ai Cập]][[Lưỡng Hà]].
 
Các nhà sản xuất đồ pha lê nổi tiếng bao gồm [[Baccarat (công ty)|Baccarat]] tại [[Pháp]], [[Royal Leerdam Crystal]] của [[Hà Lan]], [[Steuben (thủy tinh)|Steuben Glass]] tại [[Hoa Kỳ]], Waterford Crystal tại [[Ireland]] và [[Swarovski]] tại [[Áo]].