Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dân chủ Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
xóa nội dung không được dẫn nguồn (tự chế ra)
Dòng 73:
Thành lập từ năm 1949, tuy nhiên, đến năm 1955, Đông Đức mới tuyên bố đầy đủ quyền tự trị như một thể chế nhà nước. Dầu vậy, quân đội Liên Xô vẫn đóng trên lãnh thổ nước này theo [[Hiệp định Potsdam]] giữa bốn cường quốc chiến thắng trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] là Hoa Kỳ, Anh, Pháp và [[Liên Xô]]. Vì quân đội [[NATO|khối NATO]] còn hiện diện tại Tây Đức và Tây Berlin, Đông Đức và Berlin trở thành tâm điểm của [[Chiến tranh Lạnh]]. Đông Đức là thành viên [[Khối Warszawa|Hiệp ước Warszawa]], [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế]] và đồng thời là đồng minh thân cận của Liên Xô.
 
Sau gần nửa thế kỷ theo đuổi XHCN, khi sắp sáp nhập vào [[Tây Đức]], ở thời điểm 1989, [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] của Đông Đức đạt 159,5 tỷ USD (thời giá 1989) so với 945,7 tỷ USD của Tây Đức, trong khi dân số Đông Đức bằng khoảng 1/4 so với Tây Đức (16 triệu so với 63 triệu), tức là tính theo thu nhập bình quân đầu người thì Đông Đức bằng khoảng 64% so với Tây Đức (9.679 USD so với 15.300 USD, thời giá 1989)<ref>http://www.theodora.com/wfb/1990/index.html</ref>. Tuy mức thu nhập thấp hơn nhưng bù lại, người dân ở Đông Đức được hưởng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn {{fact}}([[giáo dục]], [[y tế]] và nhà ở được Chính phủ XHCN cung cấp miễn phí){{fact}}.
 
Tiếp theo sự sụp đổ của [[Bức tường Berlin]] ngày [[9 tháng 11]] năm [[1989]], [[Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức]] mất đi đa số ủng hộ của người dân trong [[Quốc hội]] tại cuộc [[bầu cử]] ngày [[18 tháng 3]] năm 1990. Ngày 23 tháng 8 cùng năm, Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày [[3 tháng 10]] năm [[1990]]. Kết quả của sự sáp nhập này, Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức chấm dứt sự tồn tại của nó.