Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
 
==Khởi nghiệp==
Đôn mày thưa mắt sáng, tính giản dị, có tài bình giá, làu thông [[Tả truyện]], mở miệng không nhắc đến tiền tài, rất chuộng Thanh đàm. Ngoài ra, mắt Đôn có 2 đồng tử. <ref name="T">''[[Tấn thư]] quyển 98, liệt truyện 68 – Vương Đôn truyện''</ref> <ref name="A3">''Thế thuyết tân ngữ – Thức giám''</ref> Thiếu thời Đôn nổi tiếng ở quê nhà, có giọng nói quê mùa, {{efn|Nguyên văn: ngữ âm diệc Sở (tạm dịch: giọng nói cũng Sở). Ban đầu, người Trung Nguyên gọi người Hoài Nam là Sở; về sau Sở trở thành tính từ phiếm chỉ tính địa phương (có ý miệt thị). Ở đây Vương Đôn là người Lang Gia, Sơn Đông (Tề), không liên quan gì đến Sở}}. <ref name="A1" /> còn ở kinh sư, chẳng ai biết Đôn, chỉ có anh họ xa (tộc huynh) [[Vương Nhung]] (con trai [[Vương Hồn]]) xem trọng ông. <ref name="T" />
 
Đôn được lấy con gái của [[Tấn Vũ đế]] là Tương Thành công chúa làm vợ, bái làm Phò mã đô úy, trừ chức Thái tử xá nhân. Thái tư tẩy mã Phan Thao thấy tròng mắt của Đôn thì nói rằng: “Xử Trọng mắt ong đã lộ, những tiếng sói chưa vang, {{efn|[[Thời Xuân Thu]], lệnh doãn [[Đấu Bột]] từng đề nghị [[Sở Thành Vương]] phế truất thế tử Thương Thần, lấy cớ Thương Thần có mắt ong tiếng sói, là ác nhân. Quả nhiên Thương Thần thắt cổ Thành vương để soán ngôi, chính là [[Sở Mục vương]]. Xem ''Tả truyện, Văn công nguyên niên''}} nếu không ăn người, cũng sẽ bị người ăn.” <ref name="T" /> <ref>''Thế thuyếtname="A3" tân ngữ – Thức giám''</ref>
 
Đến khi Thái tử [[Tư Mã Duật]] bị phế, chịu dời đi Hứa Xương (300 <ref name="B">Mốc thời gian dựa theo Tư trị thông giám, tlđd</ref>), hoàng hậu [[Giả Nam Phong]] thừa chiếu không cho quan thuộc của Đông cung đưa tiễn; Đôn cùng bọn tẩy mã Giang Thống, Phan Thao, xá nhân Đỗ Nhuy, Lỗ Dao đứng ở bên đường chảy nước mắt vái chào. Vì thế bọn Đôn bị Tư lệ hiệu úy Mãn Phấn bắt vào ngục, nhưng ngay lập tức được [[Nhạc Quảng]] tự ý thả ra, số còn lại nhờ Tôn Diễm thuyết phục [[Giả Mật]], cũng được thả ra. <ref>''[[Tư trị thông giám]] quyển 83 – Tấn kỷ 5, Hiếu Huệ hoàng đế thượng chi hạ Vĩnh Khang nguyên niên'' cho biết bọn Vương Đôn bị Mãn Phấn phân chia giam vào ngục Hà Nam và Lạc Dương. Những ai bị giam vào ngục Hà Nam thì được Hà Nam doãn Nhạc Quảng lập tức phóng thích. Tôn Diễm cho rằng nếu trị tội bọn họ sẽ nêu cao đức hạnh của thái tử, nên Giả Mật lệnh cho Lạc Dương lệnh Tào Sư phóng thích những người còn lại, cũng không hỏi tội Nhạc Quảng. Xem thêm ''Tấn thư – Nhạc Quảng truyện''</ref> Bọn Đôn được người đương thời khen ngợi, sau đó ông được thăng làm Hoàng môn thị lang. <ref name="T" />