Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Đôn mày thưa mắt sáng, tính giản dị, có tài bình giá, làu thông [[Tả truyện]], mở miệng không nhắc đến tiền tài, rất chuộng Thanh đàm. Ngoài ra, mắt Đôn có 2 đồng tử. <ref name="T">''[[Tấn thư]] quyển 98, liệt truyện 68 – Vương Đôn truyện''</ref> <ref name="A3">''Thế thuyết tân ngữ – Thức giám''</ref> Thiếu thời Đôn nổi tiếng ở quê nhà, có giọng nói quê mùa, {{efn|Nguyên văn: ngữ âm diệc Sở (tạm dịch: giọng nói cũng Sở). Ban đầu, người Trung Nguyên gọi người Hoài Nam là Sở; về sau Sở trở thành tính từ phiếm chỉ tính địa phương (có ý miệt thị). Ở đây Vương Đôn là người Lang Gia, Sơn Đông (Tề), không liên quan gì đến Sở}}. <ref name="A1" /> còn ở kinh sư, chẳng ai biết Đôn, chỉ có anh họ xa (tộc huynh) [[Vương Nhung]] (con trai [[Vương Hồn]]) xem trọng ông. <ref name="T" />
 
Đôn được lấy con gái của [[Tấn Vũ đế]] là Tương Thành công chúa làm vợ, bái làm Phò mã đô úy, trừ chức Thái tử xá nhân. Thái tư tẩy mã Phan Thao thấy tròng mắt của Đôn thì nói rằng: “Xử Trọng mắt ong đã lộ, những tiếng sói chưa vang, {{efn|[[Thời Xuân Thu]], lệnh doãn [[Đấu Bột]] từng đề nghị [[Sở Thành Vương]] phế truất thế tử Thương Thần, lấy cớ Thương Thần có mắt ong tiếng sói, là ác nhân. Quả nhiên Thương Thần thắt cổ Thành vương để soán ngôi, chính là [[Sở Mục vương]]. Xem ''Tả truyện, [[Lỗ Văn công (Xuân Thu)|Văn Công]] nguyên niên''}} nếu không ăn người, cũng sẽ bị người ăn.” <ref name="T" /> <ref name="A3" />
 
Đến khi Thái tử [[Tư Mã Duật]] bị phế, chịu dời đi Hứa Xương (300 <ref name="B">Mốc thời gian dựa theo Tư trị thông giám, tlđd</ref>), hoàng hậu [[Giả Nam Phong]] thừa chiếu không cho quan thuộc của Đông cung đưa tiễn; Đôn cùng bọn tẩy mã Giang Thống, Phan Thao, xá nhân Đỗ Nhuy, Lỗ Dao đứng ở bên đường chảy nước mắt vái chào. Vì thế bọn Đôn bị Tư lệ hiệu úy Mãn Phấn bắt vào ngục, nhưng một số ngay lập tức được [[Nhạc Quảng]] tự ý thả ra trong phạm vi quản hạt của ông ta, những người còn lại nhờ Tôn Diễm thuyết phục [[Giả Mật]], cũng được thả ra. <ref>''[[Tư trị thông giám]] quyển 83 – Tấn kỷ 5, Hiếu Huệ hoàng đế thượng chi hạ Vĩnh Khang nguyên niên'' cho biết bọn Vương Đôn bị Mãn Phấn phân chia giam vào ngục Hà Nam và Lạc Dương. Những ai bị giam vào ngục Hà Nam thì được Hà Nam doãn Nhạc Quảng lập tức phóng thích. Tôn Diễm cho rằng nếu trị tội bọn họ sẽ nêu cao đức hạnh của thái tử, nên Giả Mật lệnh cho Lạc Dương lệnh Tào Sư phóng thích những người còn lại, cũng không hỏi tội Nhạc Quảng. Xem thêm ''Tấn thư – Nhạc Quảng truyện''</ref> Bọn Đôn được người đương thời khen ngợi, sau đó ông được thăng làm Hoàng môn thị lang. <ref name="T" />
Dòng 30:
 
==Dấy binh gây loạn==
Ban đầu Đôn siêng năng để ra vẻ gắng gỏi, ưa chuộng thanh đàm để tỏ ra thanh nhã, không hề nhắc đến tiền tài sắc dục. Tư Mã Duệ mới nắm Giang Đông, uy danh chưa rõ, Đôn cùng em họ Vương Đạo đồng lòng giúp rập, dựng nên nhà Đông Tấn, người đương thời nói rằng: “''Vương và Mã, chung thiên hạ.''” Đến nay Đôn đã có được tiếng tăm, lại lập công lớn ở Giang Tả, chuyên nhiệm ở châu lớn bên ngoài, nắm giữ binh lực hùng mạnh, thủ hạ đều được quý hiển, oai quyền cả nước không ai sánh bằng, thì bắt đầu ham muốn khống chế triều đình, nảy sinh ý đồ lấn át hoàng đế {{efn|Nguyên văn: ... toại dục chuyên chế triều đình, hữu vấn đỉnh chi tâm. Vấn đỉnh hay Vấn đỉnh Trung Nguyên, gọi đầy đủ là Sở Trang vương vấn đỉnh Trung Nguyên, ý nói bề tôi muốn giành ngôi vua, xuất xứ từ sự kiện [[Sở Trang vương]] thảo phạt nước Lục Hồn của người Nhung, nhân đó bày trận ở Lạc Thủy, thị uy với [[nhà Chu]]. [[Chu Định vương]] sai Vương Tôn Mãn úy lạo quân đội nước Sở, Trang vương hỏi Mãn rằng 9 đỉnh của nhà Chu nặng nhẹ ra sao, Mãn đáp: “Sự lớn nhỏ nặng nhẹ của đỉnh là ở tại đức chứ không phải ở tại bản thân chiếc đỉnh. Trước đây, [[triều Hạ]] khi có đức, đã đem các vật ở phương xa vẽ thành đồ tượng, bảo 9 châu tiến cống thanh đồng, đúc thành 9 đỉnh, đồng thời đem đồ tượng đúc lên trên thân đỉnh. Cho nên mọi thứ đều có trên đỉnh, khiến bách tính biết được thần vật và ác vật. Nhân đó bách tính tiến vào sông hồ ao đầm hay rừng núi không gặp phải quỷ quái li mị võng lượng. [[Hạ Kiệt]] hôn loạn, đỉnh dời đến [[nhà Thương]], trước sau 600 năm. [[Trụ Vương]] nhà Thương bạo ngược, đỉnh lại dời đến [[nhà Chu]]. Đức hạnh nếu quả mĩ thiện quang minh, thì đỉnh tuy nhỏ cũng rất nặng; nếu gian tà hôn loạn, đỉnh tuy lớn cũng rất nhẹ. Trời ban phúc cho người có đức sáng đều có kì hạn. [[Chu Thành Vương]] đem 9 đỉnh đặt tại Giáp Nhục, kết quả chiêm bốc là truyền thế 30 đời, hưởng quốc 700 năm. Đó là mệnh trời. Đức hạnh triều Chu tuy có suy giảm, nhưng mệnh trời chưa thay đổi. Đỉnh nặng hay nhẹ không thể hỏi đến.” Trang vương biết chưa thể tranh ngôi, bèn trở về. Xem ''Tả truyện, [[Lỗ Tuyên công|Tuyên Công]] tam niên''}}. Đôn giết Vũ Lăng nội sử Hướng Thạc, <ref name="T1">''Tư trị thông giám quyển 91 – Tấn kỷ 13, Trung Tông Nguyên hoàng đế trung Thái Hưng tam niên''</ref> Tấn Nguyên đế vừa sợ vừa ghét, bèn lấy bọn [[Lưu Ngôi]], [[Điêu Hiệp]] làm tâm phúc, ngày càng lấn át người nhà họ Vương; trong khi Vương Đạo chăm chỉ giữ phận, bình đạm như cũ, thì Đôn tỏ ra bất bình, vì thế bắt đầu kết hiềm khích. Đôn lại dâng sớ kể nỗi oan khuất của Vương Đạo, nói rằng xưa nay trung thần bị nhà vua nghi ngờ, là bọn người ruồi nhặng chen vào ở giữa, nhằm cảm động thiên tử; sớ gởi đến kinh sư, Vương Đạo niêm phong rồi gởi trả lại; Đôn tiếp tục gởi đến, rồi tâu lên. <ref name="T" /> Nguyên đế nhận sớ, lại càng kiêng kỵ Đôn, ngay trong đêm triệu Tiếu vương [[Tư Mã Thừa]] để hỏi nên làm sao, Thừa khuyên đế sớm trừ bỏ Đôn để tránh hậu hoạn. <ref name="T1" /> <ref>Xem thêm ''Tấn thư – Nguyên đế kỷ''</ref> Ít lâu sau Đôn được gia Vũ bảo, Cổ xuy, thêm tòng sự trung lang, duyện chúc, xá nhân đều 2 người. <ref name="T" />
 
Đến khi Tương Châu thứ sử Cam Trác chịu dời sang Lương Châu (321 <ref name="B" />), Đôn muốn lấy Tòng sự trung lang Trần Ban thay ông ta, <ref>Tấn thư, tlđd chép là Trần Ban, Tư trị thông giám, tlđd chép là Thẩm Sung</ref> Nguyên đế theo kế của Lưu Ngôi, lấy Tiếu vương Tư Mã Thừa giữ Tương Châu. <ref name="T1" /> <ref name="T" /> Năm sau (321 <ref name="B" />), Nguyên đế lấy Lưu Ngôi làm Trấn bắc tướng quân, [[Đái Uyên]] <ref>Tấn thư chép là Đái Nhược Tư (tên tự của Uyên), vì kiêng húy [[Đường Cao Tổ]] Lý Uyên</ref> làm Chinh tây tướng quân, bắt hết nô bộc ở Dương Châu làm lính, đánh tiếng là chống người Hồ, thực là ngăn ngừa Đôn. <ref name="T" /> <ref>''Tư trị thông giám quyển 91 – Tấn kỷ 13, Trung Tông Nguyên hoàng đế trung Thái Hưng tứ niên''</ref>
Dòng 82:
Sử cũ cho biết Đôn có tài trù hoạch chỉ huy, cách xa ngàn dặm vẫn không chế tình hình, nhưng đối với bộ hạ gây rối thì ông lại không thể chỉnh đốn. <ref name="T" />
 
[[Phòng Huyền Linh]] nhận xét: buổi đầu Lang Gia trấn Kiến Nghiệp, long đức còn ngầm, nhưng điềm [[Đương bích]] – [[Ưng đồ]] {{efn|Đương bích và Ưng đồ đều là điềm báo trở thành vua của một nước. Đương bích là sự tích vợ đích của [[Sở Cung vương]] không có con, sủng thiếp lại sanh ra 5 người con trai: [[Sở Khang vương]], [[Sở Linh vương]], [[Sở vương Bỉ]], lệnh doãn Hắc Quang và [[Sở Bình vương]]. Vì không có con đích, Cung vương bèn chôn ngọc bích ở tông miếu, sai 5 người con trai lần lượt bước vào; Bình vương còn bé lắm, được vú nuôi ẵm ngữa, đứng ngay bên trên ngọc bích. Ưng đồ, gọi đầy đủ là ưng đồ thụ lục. Ưng hay thụ đều có nghĩa là tiếp nhận; Đồ tức là [[Hà đồ]], lục tức là Phù mệnh hay [[Lạc thư]]}} chưa rõ, công lớn lợi dày chưa trùm khắp lê dân. Vương Đôn từng làm quan trong triều, uy danh đủ nổi, nhìn khắp Hoài Hải {{efn|Hoài Hải là tên gọi cũ của khu vực ngày nay là giao giới 4 tỉnh [[Giang Tô]] – [[Sơn Đông]] – [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] – [[An Huy]], có thể tìm thấy trong tư liệu xưa nhất là ''[[Thượng thư]] – Vũ cống''. Khu vực này đông gần [[Hoàng Hải]], tây liền [[Trung Nguyên]], nam gần Giang Hoài, bắc nối Sơn Đông}}, mong muốn hơn nữa, bèn nhấc đỡ con cá ra khỏi chỗ nước sâu, ước hẹn kết nghĩa kim lan {{efn|Nguyên văn: định kim lan chi mật khế. Mật: bí mật, khế: khế ước; xét đến ngữ cảnh là quan hệ gần gũi của anh em Vương Đôn – Vương Đạo với Tư Mã Duệ, đời sau dùng khái niệm “mật khế” có từ đoạn văn này để nói về tình bằng hữu thân mật. Kim lan có xuất xứ từ ''[[Kinh Dịch]], Hệ từ thượng'': “Nhị nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim; đồng tâm chi ngôn, kỳ khứu như lan.” (dịch ý: Hai người mà đồng lòng với nhau, thì sức mạnh sắc bén có thể chặt đứt được kim loại; lời nói mà đồng lòng thì thơm như hoa lan.) nhưng ý nói tình tri âm tri kỷ vượt trên cả tình bạn đơn thuần đến từ ''Thế thuyết tân ngữ – Hiền viện'': “Sơn công dữ Kê, Nguyễn nhất diện, khế nhược kim lan.” (chuyện kể rằng [[Sơn Đào]] vừa gặp [[Kê Khang]], [[Nguyễn Tịch]] đã trở nên vô cùng thân thiết, chữ khế chính là đến từ “mật khế” trong đoạn văn này}}, giúp rập vượt sông, phù tá trung hưng, kéo dài triều đại thêm 102 năm nữa, so sánh với sự nghiệp chia ba (ý nói [[Đông Ngô]]), công ấy cố nhiên không nhỏ vậy. Nhưng cậy công cao mà mưu trái lẽ, dựa thế mạnh mà quá kiêu căng. Hiềm khích khởi từ Điêu, Lưu, vạ nạn nên ở Tiền, Thẩm. Dấy binh địa phương, vây quân triều đình {{efn|Nguyên văn: hưng Tấn Dương chi giáp, triền Tượng ngụy chi binh. Tấn Dương chi giáp là sự tích [[Triệu Ưởng]] trù bị binh giáp ở Tấn Dương, được đời sau dùng để phiếm chỉ nghĩa binh ở địa phương; hưng/thủ Tấn Dương chi giáp là thành ngữ chỉ quan lại địa phương vì bất mãn triều đình mà dấy binh. Triền nghĩa là vây, bọc; Tượng ngụy là tên gọi khác của phần kiến trúc cao nhất ở cổng ra vào cung điện, quen gọi là Khuyết hay Quan, ở đây được dùng để phiếm chỉ hoàng đế hay triều đình}}. Mắt ong đã lộ, tiếng sói lại vang, chuyên quyền việc nước, sát hại trung lương, còn muốn cướp đoạt ngôi vua, thay đổi triều đại {{efn|Nguyên văn: soán đạo thừa dư, bức thiên quy đỉnh. Soán: cướp, đạo: trộm, thừa dư: cỗ xe của hoàng đế; bức: bức bách, thiên: di dời, quy đỉnh: Nguyên quy và Cửu đỉnh, đều là trọng khí của quốc giả, phiếm chỉ ngôi hoàng đế (Nguyên quy là cái mai rùa lớn dùng để chiêm bốc ở Thái miếu, 9 đỉnh là bảo vật truyền quốc có từ thời [[Tam Đại]])}}. Nhờ tự quân (tức Minh đế) tài lược, ngôi Tấn còn dài, chư hầu tham gia, cận thần dốc sức {{efn|Nguyên văn: Chư hầu thích vị, cổ quăng lục lực. Thích vị nghĩa đen là rời bỏ chức vị, chư hầu thích vị ý nói chư hầu rời bỏ quyền lợi của địa phương để tham gia xử lý tình huống khó khăn của chánh quyền trung ương; VD: ''Tả truyện, [[Lỗ Chiêu công|Chiêu Công]] nhị thập lục niên'': “Chư hầu thích vị, dĩ gian vương chánh.” [[Đỗ Dự]] chú: “Gian/间, cũng như dự/与 đấy. Rời vị ấy, dự trị chánh sự của vương.” Cổ: đùi vế, quăng: cánh tay; cổ quăng ý nói bề tôi}}, dùng nhân tài làm nhiều suy tính {{efn|Nguyên văn: dụng năng vận tư miếu toán. Dụng năng ý nói nhiệm dụng người có tài năng; VD: ''[[Hà Yến]] – Cảnh Phúc điện phú'': “Vu nam tắc hữu thừa quang tiền điện, phú chánh chi cung, nạp hiền '''dụng năng''', tuân đạo cầu trung.”; vận: xoay vần; tư: thêm, càng; miếu toán nghĩa đen là hoạt động chiêm bốc ở Thái miếu trước khi xuất quân – thói quen có từ thời Tam Đại, về sau thường được hiểu là hành vi suy tính trước khi tiến hành chiến tranh, bắt nguồn từ ''[[Tôn tử binh pháp]] – Kế sách'': “Phù vị chiến nhi miếu toán thắng giả, đắc toán đa đã; vị chiến nhi '''miếu toán''' bất dụng giả, đắc toán thiểu đa. Đa toán thắng, thiểu toán bất thắng, nhi hướng ư vô toán hồ! Ngô dĩ thử quan chi, thắng phụ kiến hĩ.” (tạm dịch: Phàm, trước khi tác chiến, quyết sách có thể dự tính được khả năng thắng, là do có nhiều điều kiện có lợi; trước khi tác chiến, quyết sách dự tính không thể thắng, do nhiều điều kiện bất lợi. Nhiều điều kiện có lợi thì có thể dự tính thắng, nhiều điều kiện bất lợi thì dự tính không thể thắng, mọi tình huống đều có thể dự tính trước. Ta căn cứ vào những điều quan sát được thì có thể dự kiến được thắng bại.)}}, diệt bọn hung ác, giữ được cơ nghiệp, làm trong sạch vận nước vậy! <ref name="T" />
 
[[Ngu Thế Nam]] nhận xét: Tấn từ khi dời đô Giang Tả, cường thần lấn quyền, bó tay ngoảnh về nam, chánh lệnh không do mình. Vương Đôn nhờ dòng họ vững chãi, chiếm khu vực thượng lưu, cậy tài giữ đất, nảy ra ý muốn Vấn đỉnh, chẳng có sự mạnh mẽ của Minh đế, lòng trung thành của Vương Đạo, thì ngôi Tấn đã chuyển sang họ khác rồi. <ref>''Đường văn thập di, quyển 13''. Xem tại [http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=294128&remap=gb đây]</ref>