Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 30:
 
==Dấy binh gây loạn==
Ban đầu Đôn siêng năng để ra vẻ gắng gỏi, ưa chuộng thanh đàm để tỏ ra thanh nhã, không hề nhắc đến tiền tài sắc dục. Tư Mã Duệ mới nắm Giang Đông, uy danh chưa rõ, Đôn cùng em họ Vương Đạo đồng lòng giúp rập, dựng nên nhà Đông Tấn, người đương thời nói rằng: “''Vương và Mã, chung thiên hạ.''” Đến nay Đôn đã có được tiếng tăm, lại lập công lớn ở Giang Tả, chuyên nhiệm ở châu lớn bên ngoài, nắm giữ binh lực hùng mạnh, thủ hạ đều được quý hiển, oai quyền cả nước không ai sánh bằng, thì bắt đầu ham muốn khống chế triều đình, nảy sinh ý đồ lấn át hoàng đế {{efn|Nguyên văn: ... toại dục chuyên chế triều đình, hữu vấn đỉnh chi tâm. Vấn đỉnh hay Vấn đỉnh Trung Nguyên, gọi đầy đủ là Sở Trang vương vấn đỉnh Trung Nguyên, ý nói bề tôi muốn giành ngôi vua, xuất xứ từ sự kiện [[Sở Trang vương]] thảo phạt nước Lục Hồn của người Nhung, nhân đó bày trận ở Lạc Thủy, thị uy với [[nhà Chu]]. [[Chu Định vương]] sai Vương Tôn Mãn úy lạo quân đội nước Sở, Trang vương hỏi Mãn rằng 9 đỉnh của nhà Chu nặng nhẹ ra sao, Mãn đáp: “Sự lớn nhỏ nặng nhẹ của đỉnh là ở tại đức chứ không phải ở tại bản thân chiếc đỉnh. Trước đây, [[triều Hạ]] khi có đức, đã đem các vật ở phương xa vẽ thành đồ tượng, bảo 9 châu tiến cống thanh đồng, đúc thành 9 đỉnh, đồng thời đem đồ tượng đúc lên trên thân đỉnh. Cho nên mọi thứ đều có trên đỉnh, khiến bách tính biết được thần vật và ác vật. Nhân đó bách tính tiến vào sông hồ ao đầm hay rừng núi không gặp phải quỷ quái li mị võng lượng. [[Hạ Kiệt]] hôn loạn, đỉnh dời đến [[nhà Thương]], trước sau 600 năm. [[Trụ Vương]] nhà Thương bạo ngược, đỉnh lại dời đến [[nhà Chu]]. Đức hạnh nếu quả mĩ thiện quang minh, thì đỉnh tuy nhỏ cũng rất nặng; nếu gian tà hôn loạn, đỉnh tuy lớn cũng rất nhẹ. Trời ban phúc cho người có đức sáng đều có kì hạn. [[Chu Thành Vương]] đem 9 đỉnh đặt tại Giáp Nhục, kết quả chiêm bốc là truyền thế 30 đời, hưởng quốc 700 năm. Đó là mệnh trời. Đức hạnh triều Chu tuy có suy giảm, nhưng mệnh trời chưa thay đổi. Đỉnh nặng hay nhẹ không thể hỏi đến.” Trang vương biết chưa thể tranh ngôi, bèn trở về. Xem ''Tả truyện, [[Lỗ Tuyên công|Tuyên Công]] tam niên''}}. Đôn giết Vũ Lăng nội sử Hướng Thạc, <ref name="T1">''Tư trị thông giám quyển 91 – Tấn kỷ 13, Trung Tông Nguyên hoàng đế trung Thái Hưng tam niên''</ref> Tấn Nguyên đế vừa sợ vừa ghét, bèn lấy bọn [[Lưu Ngôi]], [[Điêu Hiệp]] làm tâm phúc, ngày càng lấnchèn átép người nhà họ Vương; trong khi Vương Đạo chăm chỉ giữ phận, bình đạm như cũ, thì Đôn tỏ ra bất bình, vì thế bắt đầu kết hiềm khích. Đôn lại dâng sớ kể nỗi oan khuất của Vương Đạo, nói rằng xưa nay trung thần bị nhà vua nghi ngờ, là bọn người ruồi nhặng chen vào ở giữa, nhằm cảm động thiên tử; sớ gởi đến kinh sư, Vương Đạo niêm phong rồi gởi trả lại; Đôn tiếp tục gởi đến, rồi tâu lên. <ref name="T" /> Nguyên đế nhận sớ, lại càng kiêng kỵ Đôn, ngay trong đêm triệu Tiếu vương [[Tư Mã Thừa]] để hỏi nên làm sao, Thừa khuyên đế sớm trừ bỏ Đôn để tránh hậu hoạn. <ref name="T1" /> <ref>Xem thêm ''Tấn thư – Nguyên đế kỷ''</ref> Ít lâu sau Đôn được gia Vũ bảo, Cổ xuy, thêm tòng sự trung lang, duyện chúc, xá nhân đều 2 người. <ref name="T" />
 
Đến khi Tương Châu thứ sử Cam Trác chịu dời sang Lương Châu (321 <ref name="B" />), Đôn muốn lấy Tòng sự trung lang Trần Ban thay ông ta, <ref>Tấn thư, tlđd chép là Trần Ban, Tư trị thông giám, tlđd chép là Thẩm Sung</ref> Nguyên đế theo kế của Lưu Ngôi, lấy Tiếu vương Tư Mã Thừa giữ Tương Châu. <ref name="T1" /> <ref name="T" /> Năm sau (321 <ref name="B" />), Nguyên đế lấy Lưu Ngôi làm Trấn bắc tướng quân, [[Đái Uyên]] <ref>Tấn thư chép là Đái Nhược Tư (tên tự của Uyên), vì kiêng húy [[Đường Cao Tổ]] Lý Uyên</ref> làm Chinh tây tướng quân, bắt hết nô bộc ở Dương Châu làm lính, đánh tiếng là chống người Hồ, thực là ngăn ngừa Đôn. <ref name="T" /> <ref>''Tư trị thông giám quyển 91 – Tấn kỷ 13, Trung Tông Nguyên hoàng đế trung Thái Hưng tứ niên''</ref>