Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải tạo kinh tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thông tin có nguồn
n Đã lùi lại sửa đổi của Hinhmongkim (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Trần Nguyễn Minh Huy
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 12:
Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối.<ref name="1955-1975">Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và Đấu tranh thống nhất đất nước, [http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=10001575 Phần 2: Hoàn thành Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa - đưa miền Bắc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội], Cổng Thông tin điện tử Chính phủ</ref>
===Cải tạo công nghiệp===
Tại miền Bắc thời kỳ này, đại đa số gia đình tư sản, tiểu tư sản đã bị tịch thu tài sản và đi tập trung cải tạo. Chỉ đến 1960, cơ bản tư sản đã bị tiêu diệt, chỉ còn thành phần kinh doanh nhỏ lẻ vẫn bị lên kế hoạch tiêu diệt tiếp<ref>http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT1850364841</ref>. Đến giữa năm 1960, việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã mở rộng trong 31 tỉnh và thành phố. Tư bản lớn (thực chất chỉ là cỡ vừa) đã bị diệt xong. Đối tượng cải tạo trong đợt này phần lớn là tư sản loại nhỏ và vừa, kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề<ref>http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT1850357442</ref>. Người chỉ đạo công tác này trong thời gian đó là ông [[Nguyễn Duy Trinh]].
Sau khi chiến thắng Pháp trong [[Chiến tranh Đông Dương|Chiến tranh Pháp - Việt (1946-1954)]], chính quyền [[Đảng Lao động Việt Nam]] thực hiện [[Cải tạo kinh tế tại Việt Nam|cải tạo công thương nghiệp]] và [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam|cải cách ruộng đất]] nhằm quốc hữu hóa các tài sản do thực dân Pháp để lại sau chiến tranh cũng như xử lý hơn 2.000 mẫu ruộng bị bỏ hoang nhằm phục vụ phát triển kinh tế và sản xuất lương thực. Mục tiêu khác của Đảng Lao động là điều chỉnh công, thương nghiệp tư doanh, khuyến khích và giúp đỡ công, thương nghiệp phát triển đúng hướng. Giúp đỡ các cơ sở làm đường, mật, nông cụ tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Nghiên cứu, hướng dẫn sản xuất vôi, gạch để phục vụ kiến thiết cơ bản... Tổ chức cho nhân dân học tập chính sách phát triển công, thương nghiệp và chính sách thuế công, thương nghiệp. Chuẩn bị đủ lực lượng hàng hóa để đảm bảo bình ổn giá cả. Khuyến khích và giúp đỡ phát triển khai thác lâm sản. Sửa chữa, khôi phục các tuyến đường giao thông. Thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi, chống tham ô, lãng phí, thu đúng, thu đủ thuế nông nghiệp và thuế công, thương nghiệp. Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, áp dụng phương pháp cải tạo hòa bình.<ref>http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/books-2929201511161946/index-492920151113164624.html</ref> Về kinh tế, nhà nước không tịch thu tư liệu sản xuất của tư sản dân tộc mà dùng chính sách chuộc lại. Đối với thợ thủ công, đưa họ vào các HTX tiểu thủ công nghiệp, cung cấp nguyên vật liệu, công cụ, thiết bị, giúp từng bước cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản xuất góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch Nhà nước .Đối với những người buôn bán nhỏ thì giáo dục, giúp đỡ họ từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể, chuyển phần lớn những người trong số họ sang sản xuất. Đến cuối nǎm 1957, giá trị sản lượng nông nghiệp và công nghiệp tính chung đã xấp xỉ nǎm 1939. Sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực đã vượt mức trước chiến tranh. Ba nǎm sau khi hoà bình lập lại, sản lượng thóc ở miền Bắc đạt được 4 triệu tấn, đảm bảo tự cung cấp theo mức bình quân khoảng 300kg thóc một đầu người; đó là một thắng lợi to lớn về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp khôi phục và phát triển nhanh, tǎng thêm nhiều ngành, nghề, nhiều sản phẩm mới. Sản xuất công nghiệp tuy chưa bằng trước chiến tranh nhưng hầu hết các nhà máy cũ đã chạy đều, được thay thế và bổ sung thiết bị, một số nhà máy mới được xây dựng thêm, cơ sở công nghiệp hiện đại tǎng nhiều hơn trước. Giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm một phần ba tổng giá trị sản lượng nông nghiệp và công nghiệp, trong đó công nghiệp hiện đại chiếm trên 9%.<ref>http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT1850364841</ref><ref>http://cpv.org.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-092920159360246/index-5929201593326468.html</ref>
 
Tới năm 1960, cơ bản quá trình cải tạo kinh tế đã hoàn thành khi có 81% thợ thủ công chuyên nghiệp đã vào các hình thức hợp tác xã. Không kể các hợp tác xã đánh cá, làm muối, khai thác gỗ, thì đến cuối năm 1960 ở miền Bắc đã có 2760 hợp tác xã chuyên sản xuất các mặt hàng về thủ công nghiệp. Trong đó có 521 hợp tác xã bậc cao và 2239 hợp tác xã bậc thấp, 60% những người buôn bán nhỏ đã được cải tạo, tham gia vào các tổ mua bán hay các hợp tác xã mua bán và trên 10.000 người được chuyển sang các ngành sản xuất. Đến giữa năm 1961, có 180.000 tiểu thương tức 80% tống số mới được tổ chức lại trong các hợp tác xã trong đó có hơn 60 ngàn người đã chuyển hẳn qua sản xuất.<ref>http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT1850357442</ref>
 
Theo số liệu thống kê, trong vòng 3 năm (1955 -1957) giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng gấp 6,4 lần, từ 34,1 triệu đồng lên 219 triệu đồng, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp - thủ công nghiệp miền Bắc tăng 269%, từ 310 triệu đồng lên 834 triệu đồng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng ngày càng vượt trội trong giá trị sản lượng khu vực công nghiệp hiện đại (từ 41,7% lên 66,6%), góp phần đưa tỉ lệ công nghiệp hiện đại trong nền kinh tế từ 1,5% lên 9,5% (năm 1939 tỷ lệ này là 10%). Nhờ duy trì tốc độ phát triển cao (trên 50% hàng năm) trong thời kỳ 1958-1960, vào năm 1960, công nghiệp quốc doanh đạt giá trị sản lượng 840 tr. đồng, bằng 383% giá trị sản lượng năm 1957 và gấp 25 lần giá trị sản lượng năm 1955. Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh trong giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp miền Bắc có sự thay đổi đáng kể, từ 34,4% lên 57%. Công nghiệp địa phương bắt đầu có sự khởi sắc. Cùng với việc trung ương giao lại một số cơ sở cho địa phương, thì các tỉnh và địa phương cũng dựa vào nguồn lực của mình và một phần hỗ trợ của trung ương để xây dựng thêm nhiều cơ sở mới. Số cơ sở công nghiệp quốc doanh địa phương từ 170 xí nghiệp với 8.152 công nhân năm 1958 lên 546 xí nghiệp với 25.712 công nhân năm 1959 và 722 xí nghiệp với 44.407 công nhân năm 1960. Trong đó, các xưởng, trạm cơ khí chiếm 46%, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 28%, sản xuất phân bón hoá học, thuốc trừ sâu chiếm 5,8%...Đến cuối năm 1960, cải tạo công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp căn bản hoàn thành trên miền Bắc. Kết quả, đã chuyển 729 xí nghiệp tư bản tư doanh thành 661 xí nghiệp công tư hợp doanh và 68 xí nghiệp hợp tác. Có 9.481 người làm thuê được chuyển thành công nhân viên các xí nghiệp công tư hợp doanh, 400 người trong số họ được đề bạt chánh phó quản đốc, phân xưởng trưởng và phó. Đa số các nhà tư sản đã tiếp thu cải tạo, một số tư sản và nhân sĩ yêu nước còn xin hiến tài sản, hiến tức cho Chính phủ. Ở Hà Nội có 10 nhà tư sản xin được hiến tức. Một số nhà tư sản tích cực còn được bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo mới của xí nghiệp. Đồng thời với việc cải tạo tư sản công nghiệp, Nhà nước cũng tiến hành hợp tác hoá tiểu thủ công nghiệp cá thể, tiểu chủ. Đến cuối thời kỳ này, hầu hết diêm dân và ngư dân cũng đã vào các tổ hợp tác và hợp tác xã ngư nghiệp và làm muối. Trong cải tạo tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ, Đảng Lao động và chính quyền chỉ đạo tiến hành theo các hình thức tổ chức hợp tác khác nhau. Sau hai năm, ngành thủ công nghiệp đã xây dựng được 45.000 hợp tác xã, thu hút 75% thợ thủ công ở thành thị và nông thôn, bước đầu tăng thêm đầu tư thiết bị, cải tiến kỹ thuật.<ref>http://www.moit.gov.vn/web/guest/co-cau-to-chuc?p_p_id=ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_lichSuId=4&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_mvcPath=%2Fhtml%2Fshow%2FviewDetailLichSuPhatTrien.jsp&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_urlTab=%2Fco-cau-to-chuc%3Fp_p_id%3DECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Dcolumn-1%26p_p_col_count%3D1%26_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_lichSuId%3D8%26_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_J27zzcekf5hy_mvcPath%3D%252Fhtml%252Fshow%252FviewDetailLichSuPhatTrien.jsp</ref>
 
Sau 3 năm cải tạo kinh tế (1958-1960), ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp.<ref name="1955-1975"/>
Hàng 34 ⟶ 30:
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo [[Quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|quốc kỳ Trung Quốc]] và ảnh [[Mao Trạch Đông]] trong vùng [[Chợ Lớn]],<ref name="er51" /> Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh chóng, người Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi Hoa kiều là một tổ chức bí mật sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc để phá hoại. Chính phủ Việt Nam e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam phải tuân theo các chính sách của mình, sự giàu có của cộng đồng Hoa kiều đã trở thành mối đe dọa đối với chính quyền Việt Nam.<ref name="Asia Sentinel ngày 7 tháng 7 năm 2013">{{chú thích báo | first = David | last = Brown | title = Saigon's Chinese--going, going, gone | date = ngày 7 tháng 7 năm 2013 | url = http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5548&Itemid=164 | work = Asia Sentinel | accessdate = ngày 9 tháng 7 năm 2013}}</ref>. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với [[chủ quyền]] [[quốc gia]] hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (tịch thu tài sản của tư sản người Hoa) được tiến hành trong bối cảnh này<ref name="er51">Evans và Rowley, tr. 51</ref>
 
Ngày 04 tháng /9 năm /1975 chính phủ [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần I. Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị [[Đảng Lao động Việt Nam]] ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12 năm 1976, chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần II. Tiếp theo, Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 1977 quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978.
 
Tại Trungtrung ương lúc đó có một ban chuyên thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư doanh có tên [[Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương]]. Đến năm 1983, Ban này được giải tán, song lại thành lập [[Vụ cải tạo công thương nghiệp tư doanh]] thuộc Văn phòng [[Hội đồng Bộ trưởng]].<ref>[http://209.85.175.104/search?q=cache:KxdwDGT9oCcJ:vbqppl1.moj.gov.vn/law/vi/1981_to_1990/1983/198311/198311100001/lawproperties_view+%22c%E1%BA%A3i+t%E1%BA%A1o+c%C3%B4ng+th%C6%B0%C6%A1ng+nghi%E1%BB%87p%22&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn]</ref>. Tại TP HCM, lúc đó, ông Đỗ Mười là người đứng ra thực hiện công tác cải tạo và làm rất tích cực<ref>"Làm người là khó", Hồi ký của ông [[Đoàn Duy Thành]]</ref>.
 
Để thực thi, những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải vào diện "cải tạo tư sản". Nguyên tắc hàng đầu của các chiến dịch này là bí mật, bất ngờ. Những ông chủ, bà chủ chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định "kê biên tài sản" của họ<ref name="tt"/>. Những cửa hàng, nhà cửa bị tịch thu trở thành tài sản công và thường sẽ thành một cửa hàng quốc doanh hoặc thậm chí nhà ở cho cán bộ. Tài sản bị niêm phong xong, mọi người trong gia đình đó phải chuẩn bị nhận quyết định đi "xây dựng vùng kinh tế mới"<ref name="tt"/>.