Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Huyle92 (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “{{Infobox Political post | border = parliamentary | minister = | flag = Flag of Vietnam.svg | flagsize = 150px | flagcaption = Quốc kỳ Việt Nam | insignia…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 11:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thường được gọi tắt là Bộ trưởng Tư pháp, là thành viên chính phủ Việt Nam đứng đầu Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực tư pháp. Bộ trưởng thường là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Việt Nam
Quốc huy Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam
Đương nhiệm
Lê Thành Long

từ 08/04/2016
Bộ Tư pháp
Chức vụBộ trưởng
(thông dụng)
Đồng chí Bộ trưởng (Đảng viên Cộng sản gọi nhau)
Thành viên củaBan Chấp hành Trung ương Đảng
Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương
Chính phủ Việt Nam
Báo cáo tớiThủ tướng
Trụ sở60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước
theo sự đề cử của Thủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳKhông nhiệm kỳ
Thành lập02/03/1946

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước Quốc hội Việt Nam ngày 08 tháng 04 năm 2016

Chức năng và nhiệm vụ

Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Tư pháp, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Tư pháp và có trách nhiệm phụ trách:

  • Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
  • Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
    • Chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, năm năm và hàng năm;
    • Công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ;
    • Công tác kế hoạch - tài chính toàn ngành;
    • Cải cách pháp luật, cải cách tư pháp thuộc phạm vi, quyền hạn của Bộ.
  • Phối hợp công tác giữa Bộ Tư pháp, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Trung ương của Đảng, trừ những cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương đã được phân công cho các Thứ trưởng trực tiếp phụ trách công tác phối hợp;
  • Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ, thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
  • Phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp.
  • Chỉ đạo công tác tư pháp của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyền hạn

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể sau:

  • Quyết định về việc tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định;
  • Quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể Cục và các vấn đề liên quan đến bộ máy, biên chế của Cơ quan thuộc Bộ và quyết định về danh sách bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức vụ, chức danh tương đương;
  • Phân công một Thứ trưởng làm Thứ trưởng Thường trực, giúp Bộ trưởng điều hành công việc chung của Bộ và phân công các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác và điều chỉnh lĩnh vực công tác đã phân công;
  • Trực tiếp giải quyết công việc có tính cấp bách và quan trọng mặc dù thuộc lĩnh vực đã được phân công của một Thứ trưởng, hay do Thứ trưởng đó đi vắng; quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng;
  • Định kỳ chủ trì họp với các Thứ trưởng và nếu xét thấy cần thiết, với Trợ lý Bộ trưởng để thống nhất chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành công việc của Bộ;
  • Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp

  • Là công dân Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam
  • Là Ủy viên Trung ương Đảng
  • Là Đại biểu Quốc hội
  • Ít nhất là 35 tuổi và tốt nghiệp Thạc sỹ Luật trở lên
  • Từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp
  • Được Thủ tướng đề cử ra ứng cử bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Quốc hội

Bộ trưởng qua các thời kỳ

STT Tên Từ Đến Thời gian
tại nhiệm
Chức vụ
1 Vũ Trọng Khánh 2 tháng 9 năm 1945 2 tháng 3 năm 1946 181 ngày Bộ trưởng Tư pháp Chính phủ lâm thời
2 Vũ Đình Hoè 2 tháng 3 năm 1946 27 tháng 5 năm 1959 13 năm, 86 ngày Năm 1959, Bộ Tư pháp tạm giải thể theo quyết định của Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I.
3 Trần Công Tường tháng 2, 1972 tháng 2 năm 1978 Error: Second date should be year, month, day Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Hội đồng Bộ trưởng.
4 Nguyễn Ngọc Minh tháng 2, 1978 tháng 2 năm 1980 Error: Second date should be year, month, day Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Hội đồng Bộ trưởng.
5 Trần Quang Huy tháng 2, 1980 4 tháng 7 năm 1981 1 năm, 153 ngày Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Chính phủ.
6 Phan Hiền 4 tháng 7 năm 1981 15 tháng 4 năm 1992 10 năm, 286 ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp tái lập.
7 Nguyễn Đình Lộc 15 tháng 4 năm 1992 12 tháng 8 năm 2002 10 năm, 119 ngày Bộ trưởng Tư pháp
8 Uông Chu Lưu 12 tháng 8 năm 2002 23 tháng 7 năm 2007 4 năm, 345 ngày Bộ trưởng Tư pháp
9 Hà Hùng Cường 23 tháng 7 năm 2007 8 tháng 4 năm 2016 16 năm, 249 ngày Bộ trưởng Tư pháp
10 Lê Thành Long 8 tháng 4 năm 2016 nay Bộ trưởng Tư pháp


Chú thích

Tham khảo