Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cao Ly Hi Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Khi Thần Tông lên ngai vàng đã phong ông làm [[Thái tử]], ông đã nổi dậy chống lại [[Thôi Trung Hiến]] (최충헌), lãnh đạo quân binh lúc bấy giờ, và đệ của ông ta là [[Thôi Trung Túy]] (최충수). Hi Tông có lòng thù hận lớn đối với họ sau khi Trung Túy buộc thái tử phi phải thoái vị để ông ta đưa con gái của mình thế chỗ. Trong cuộc nổi dậy, Hi Tông đã đạo diễn một kế hoạch để khiến cho Trung Hiến giết chết Trung Túy, song Trung Hiến đã biết về điều này. Hi Tông đã buộc phải cầu xin sự tha thứ và hạ mình trước người mà ông khao khát trả thù.
 
Khi vua Thần TânTông ngã bệnh vào năm 1204, ông đã thoái vị để đưa Hi Tông lên ngôi. Hi Tông biết rằng mình phải tạo cho Thôi Trung Hiến một cảm giác sai về bảo an nếu muốn có cơ hội giết chết ông ta, và vị vua mới đã phong cho người này một tước hiệu phần lớn được trao trong thời kỳ quan binh nắm quyền, và thậm chí là phong thụy hiệu cho cha của Trung Hiến. Hi Tông cũng ban tên cho Trung Hiến, vinh dự lớn nhất vào thời điểm đó, và thường chỉ dành cho thân nhân của quốc vương. Với hai tước hiệu này, Thôi Trung Hiến có quyền lực chính trị gần ngang bằng với bản thân vua. Ôn đã sử dụng nó để đè bẹp 3 cuộc nổi dậy, một do các nông nô của ông lãnh đạo, một của dân quân [[Tân La]], và một do cháu trai của ông lãnh đạo.
 
Thôi Trung Hiến trở nên an tâm hơn với các vị trí mới, trong khi đó Hi Tông bắt đầu chuẩn bị. Cáo bệnh, ông đã đánh lừa được Thôi Trung Hiến vào cung một mình mà không có cận binh bên cạnh. Khi ông ta đến, Hi Tông cho tiến hành một cuộc binh biến. Tuy nhiên, sự việc đã thất bại và Thôi Trung Hiến đã trốn thoát. Giận dữ, ông đưa Hi Tông đến [[đảo Tử Yên]] (紫燕島).