Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận/Quảng bá trang Facebook "Wikipedia tiếng Việt"”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 2:
Giữa năm 2014, trong một cuộc thảo luận về xây dựng cộng đồng, một số thành viên Wikipedia (đặc biệt là bạn {{u|AlleinStein}}) đã khởi xướng và phát triển trang Facebook mang tên "Wikipedia tiếng Việt" (có địa chỉ tại '''''{{url|//www.facebook.com/vi.wikipedia.org/}}'''''), nhằm mục đích thu hút người dùng Internet biết đến và đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt. Đề xuất không nhận được sự quan tâm đúng mực của các thành viên, một số phản đối vì e ngại việc đưa Wikipedia lên nền tảng của bên thứ ba, nên trang Facebook này chỉ hoạt động hạn chế và có không nhiều bài đăng quảng bá.
 
Sau gần 4 năm dài, phong trào Wikimedia toàn cầu đã có nhiều sự thay đổi. Các dự án Wikimedia Foundation (WMF) ở nhiều ngôn ngữ đang đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông và tiếp cận cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm từ công chúng, trong đó không thể thiếu vai trò của mạng xã hội, vốn là nơi cộng đồng Internet tập trung sinh hoạt và lan tỏa thông tin mạnh mẽ nhất. Sức ảnh hưởng của các mạng xã hội như Facebook hay Instagram, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, ra sao thì thiết nghĩ tôi không cần trình bày dài dòng, vì với đại đa số người dùng Internet chúng đã như "nhà" của họ rồi. Ở đây tôi chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt của mạng xã hội với phong trào Wikimedia tại Việt Nam:
 
* Việt Nam là quốc gia cung cấp một cộng đồng lớn trong đại gia đình Wikimedia, và Wikipedia tiếng Việt, ngôn ngữ chính tại Việt Nam, là phiên bản Wikipedia lớn vào top 10. Tuy nhiên, cộng đồng tại Việt Nam ''gần như'' không tham gia bất kỳ hoạt động trực tuyến hay ngoại tuyến nào để quảng bá Wikipedia tiếng Việt ra công chúng. Chúng ta chỉ tổ chức rất ít các cuộc thi soạn thảo, rất ít nhận được tài trợ từ WMF, và từ năm 2008 đến nay chưa lần nào tổ chức một hội thảo chuyện đề về Wikipedia, cũng như không xây dựng bất kỳ mối quan hệ chính thức nào với phong trào Wikimedia toàn cầu (không có một chi hội-chapter nào tại Việt Nam, cũng không có một nhóm người dùng-usergroup chịu trách nhiệm quản lý và quảng bá hoạt động cộng đồng tại Việt Nam), ngoài một số rất ít bạn đã từng tham dự hội nghị Wikimania hay từng là điều phối viên cộng đồng như {{u|Tuanminh01}}. Như vậy có thể nói: phong trào Wikimedia, ngoài các đóng góp truyền thống cho các dự án của WMF, gần như '''không tồn tại''' tại Việt Nam, và bên ngoài không gian các dự án này, '''không ai biết''' chúng ta thực chất là gì, không hiểu về sứ mạng của WMF trong việc phổ biến kiến thức tự do cho nhân loại, hay chỉ biết rất hạn chế về các dự án liên quan đến Wikipedia tiếng Việt.