Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bình Ngô đại cáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.229.190.213 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 14.233.176.208
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 39:
Năm [[1427]], quân khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan 2 đạo viện binh của quân Minh do [[Liễu Thăng]] và [[Mộc Thạnh]] chỉ huy. Lê Thái Tổ sai người mang viên tướng bị bắt sống Hoàng Phúc, hai cái hổ phù, hai dấu đài ngân của quan Chinh Lỗ Phó Tướng Quân về thành Đông Quan cho Vương Thông biết. Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan biết viện binh đã bị thua, hoảng sợ viết thư xin hòa.
 
Lê Thái Tổ chấp thuận, sai sứ mang tờ biểu và vật phẩm sang nhà Minh, vua Minh sai quan Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương<ref>do Vương Thông muốn nhà Minh đỡ mất mặt, liền khuyên Lê Lợi lập con cháu nhà Trần lên làm vua trên danh nghĩa, Lê Lợi lập Trần Cảo, viết thư với danh nghĩa Trần Cảo gửi cho vua Minh</ref>, bỏ tòa Bố Chính và triệt quân về Tàu. Tháng chạp năm Đinh Mùi, Vương Thông theo lời ước với Bình Định Vương Lê Lợi, đem bộ binh qua sông Nhị Hà, còn thủy quân theo sau. Vì quân Minh tàn bạo, có người khuyên Lê Lợi đem quân mà giết hết đi, Lê Lợi không chấp thuận, cấp lương thảo và vật dụng cho quân Minh trở về. Năm 1428, Lê Lợi dẹp yên quân Minh, liền sai Nguyễn Trãi thay lời ngài làm tờ báo cáo cho thiên hạ biết.<ref>Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Văn học, 2015</ref>
 
Tờ cáo là một thông báo cho người dân trong nước về việc đánh bại nhà Minh và sự khẳng định sự độc lập của Đại Việt. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo không chỉ tuyên bố độc lập, mà còn khẳng định sự bình đẳng của Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử từ trước đến nay và thể hiện nhiều ý tưởng về sự công bằng, vai trò của người dân trong lịch sử và cách giành chiến thắng của quân khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi sử dụng Bình Ngô đại cáo để chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi tại sao quân khởi nghĩa Lam Sơn có thể chiến thắng quân đội nhà Minh đó là chính sách dựa vào nhân dân.