Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên hoàng Minh Trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thêm/xóa ref, thêm thể loại, Executed time: 00:00:27.8605208 using AWB
n stub sorting, replaced: hế kỷ 14 → hế kỷ XIV, hế kỷ 17 → hế kỷ XVII, hế kỷ 21 → hế kỷ XXI using AWB
Dòng 78:
* '''Trước năm 1853''':
{{Chính|Mạc phủ Tokugawa}}
[[Mạc phủ Tokugawa]] được thành lập vào [[thế kỷ 17|thế kỷ XVII]].<ref>{{Harvnb|Jansen|1995|p=vii.}}</ref> Dưới chế độ này, Chinh Di Đại tướng Quân (''Sei-i Daishōgun'') là người trị vì Nhật Bản. Dưới trướng Chinh Di Đại tướng Quân có tới hàng trăm [[Phiên bang (Nhật Bản)|Phiên bang]], có thể chế chính trị, pháp luật, tiền tệ, quan thuế và cả đo lường riêng biệt. Năm 1615, Chinh Di Đại tướng Quân đầu tiên của nhà Tokugawa, [[Tokugawa Ieyasu]], người đã chính thức từ ngôi, cùng với con là [[Tokugawa Hidetada]], Chinh Di Đại tướng Quân trên danh nghĩa, đã ban bố bộ luật quy định vai trò của tầng lớp quý tộc. Theo đó, Thiên hoàng chỉ dành thời gian vào nghệ thuật và học vấn,<ref>{{Harvnb|Keene|2002|p=3.}}</ref> trong khi Chinh Di Đại tướng Quân có thể ra lệnh cho cấp dưới mà không cần thông qua ý kiến hoặc sự đồng ý từ Thiên hoàng.<ref name="live"/> Thời bấy giờ, Nhật là một quốc gia có nền nông nghiệp lạc hậu, giáo dục không được quan tâm, bảo thủ về mặt chính trị và văn hóa Các lãnh chúa phong kiến với bộ máy thống trị quản lý lãnh địa, tự cô lập mình bằng thanh gươm võ sĩ, trong khi cả xã hội Nhật là một nền nông nghiệp lạc hậu, nền giáo dục bị khép kín, chính trị thì bảo thủ và sự phát triển của văn hóa không được nhanh,…<ref name="vusta"/>
 
Ít lâu sau khi lên nắm quyền, Mạc phủ Tokugawa ban bố chính sách [[Sakoku]], giới hạn nghiêm ngặt việc giao thương với người nước ngoài và cấm đoán đạo Ki-tô. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là ngoại thương hoàn toàn chấm dứt trong hai thế kỷ trước năm 1854. Người Nhật vẫn buôn bán với [[nhà Triều Tiên]] thông qua [[đảo Đối Mã]], [[nhà Thanh]] qua [[quần đảo Nansei]] và [[Hà Lan]] qua thương điếm [[Dejima]] (''Xích Đảo''), một hòn đảo nhân tạo nằm ngoài khơi cảng [[Nagasaki]]. Người Hà Lan là dân tộc phương Tây duy nhất được buôn bán với người Nhật vào thời đó.<ref>{{Harvnb|Gordon|2009|p=19.}}</ref> Nhờ sự tiếp xúc với người Hà Lan, các nghiên cứu khoa học của phương Tây vẫn tiếp tục được tiếp thu trong thời kỳ này với cái tên "[[Lan học]]" (''Rangaku''), cho phép người Nhật học hỏi và làm theo phần lớn các bước của [[Cách mạng khoa học]] và [[Cách mạng công nghiệp]].<ref>Xem Jansen (trang 210–15) giảng giải về sự cộng hưởng của ''Lan học'' thời kỳ Edo, và sau đó (trang 346) lưu ý về sự cạnh tranh vào đầu thời Minh Trị để có được các chuyên gia nước ngoài và các học giả ''Lan học''. Xem thêm: "Kỹ thuật thời kỳ Edo" (見て楽しむ江戸のテクノロジー), 2006, ISBN 4-410-13886-3 (tiếng Nhật) và "Thế giới tri thức thời kỳ Edo" (江戸の思想空間) Timon Screech, 1998, ISBN 4-7917-5690-8 (tiếng Nhật).</ref>. Một số người thuộc tầng lớp võ sĩ, nhận được sự giáo dục tốt thì bắt đầu tìm tòi con đường cải cách. Mối quan hệ buôn bán hạn chế với Hà Lan đã phần nào giúp chủ nghĩa tư bản phương Tây thâm nhập vào xã hội phong kiến Nhật Bản và đẩy nhanh sự sụp đổ của nó, vốn đã rạn nứt nghiêm trọng trong suốt một thời gian dài trước đó.<ref name = "tk274"/>
Dòng 163:
Trong tình hình những lãnh tụ lớn nhất của quá trình Duy Tân lần lượt qua đời, thì những người thay thế nhóm "[[Duy tân tam kiệt|Duy Tân tam kiệt]]" như [[Itō Hirobumi]] và [[Ōkuma Shigenobu]] thì lại có xích mích với nhau. Các công thần của phong trào Duy Tân thì cứ ôm hết đại quyền quốc gia nên thường bị phê phán sau lưng. Thêm vào đó, phong trào Tự do Dân quyền đang phát triển mạnh, lại còn liên kết với phong trào chống cải cách ruộng đất của địa chủ và đe dọa đến triều đình. Lúc này, triều đình cần có một người cầm lái vững mạnh để ổn định lại tình hình đất nước, và họ nghĩ đến một nhân vật không xa lạ - đó chính là '''Thiên hoàng Minh Trị'''.<ref name = "tk285">Thẩm Kiên, ''10 Đại Hoàng đế thế giới, trang 283-285</ref>
 
[[Tháng năm|Tháng 5]] năm 1878, những thầy dạy học của Thiên hoàng đã phát động phong trào "[[Thiên hoàng]] chấp chính", kêu gọi ông đích thân đứng ra xử lý đại sự quốc gia. Họ kể với ông về cuộc [[Tân chính Kemmu|Trung hưng]] (1333 - 1336) dưới ngọn cờ của [[Thiên hoàng Go-Daigo]] vào [[thế kỷ 14|thế kỷ XIV]]. Họ còn nhấn mạnh rằng, sở dĩ Thiên hoàng Go-Daigo lại tiếp tục để mất quyền bính vào tay [[Mạc phủ Ashikaga]] là vì ông vua này quá tin những thủ hạ chung quanh, không trực tiếp xử lý triều chính. Họ cố khuyên Thiên hoàng Minh Trị không nên đi theo vết xe đổ của Thiên hoàng Go-Daigo năm xưa. Lúc này, sau nhiều năm học hỏi việc pháp trị và văn hóa Đông Tây, Thiên hoàng Minh Trị cũng bắt đầu có những chủ trương, chính kiến độc lập đối với việc chính sự; và dĩ nhiên Thiên hoàng cũng mong muốn tự mình đứng ra nắm lấy đại quyền. Đồng thời, người đứng đầu Nội các lúc đó là Nội vụ khanh Itō Hirobumi cũng cảm thấy một mình khó đối phó với phong trào ''Tự do Dân quyền'' cũng như phong trào Thiên hoàng chấp chính, thế là Hirobumi quyết định lựa chọn ủng hộ việc Thiên hoàng Minh Trị đích thân nắm lấy quyền bính, mưu dùng uy tín của Thiên hoàng để đối phó với phong trào ''Tự do Dân quyền''.<ref name = "tk285"/>
 
Thiên hoàng Minh Trị mong muốn thần dân có đủ sức khoẻ, để giúp ông đổi mới và hoà nhập nước Nhật với thế giới bên ngoài. Vì thế, ông bãi bỏ chế độ ăn chay trong toàn dân, lại còn giết và ăn thịt con [[bò]] đầu tiên để làm gương cho nhân dân. Trái với lệ thường, ông kiên quyết cho rằng Hoàng hậu và các cung nữ của bà phải cùng ông tham gia các buổi học về phương pháp trị quốc cũng như về các tri thức, văn minh của phương Tây.<ref>Keene, p. 202.</ref>
Dòng 303:
{{Chính|Triều Tiên thuộc Nhật }}
{{Xem thêm|Nhà Triều Tiên|Itō Hirobumi|An Jung-geun}}
Sau chiến bại của quân đội Đế quốc Nga, hiệp ước được ký kết ngày [[17 tháng 11]] năm 1905 đã công nhận quyền bảo hộ của Nhật đối với Đại Hàn. Từ năm 1905 đến năm [[1945]], quần đảo Dokdo hay còn gọi là Takeshima, bị quân đội Thiên hoàng chiếm giữ. Chính phủ Tōkyō cho rằng quần đảo này thuộc về Nhật Bản, trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo này giữa Nhật Bản và [[Hàn Quốc|Đại Hàn Dân Quốc]] vào đầu [[thế kỷ 21|thế kỷ XXI]].<ref>[http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/The-Gioi/Nhat-Han-Tranh-Chap-Quan-Dao-Dokdo.html Nhật-Hàn tranh chấp quần đảo Dokdo]</ref> Ngày [[29 tháng 8]] năm [[1910]], theo chiếu chỉ của Nhật hoàng Minh Trị cùng với hoàng đế [[Nhà Triều Tiên|Đại Hàn]],<ref name="hoasen6">Trần Quang Thuận, ''Phật giáo Đại Hàn trước những thử thách lịch sử'', [http://www.thuvienhoasen.org/phatgiaodaihan-tranquangthuan-06.htm Chương VI: Phật giáo thời Lý (Yi) thử thách lần thứ 3]</ref> [[đế quốc Đại Hàn|bán đảo Triều Tiên]] bị sáp nhập vào đế quốc Nhật Bản, hoàng đế Đại Hàn là Thuần Tông mất ngôi và vương triều Triều Tiên cáo chung. Trước năm đó, một nhà cách mạng [[Triều Tiên]] là [[An Jung-geun]] (''An Trọng Căn'') đã ám sát nguyên Tổng lý Đại thần [[Itō Hirobumi]]<ref>{{chú thích sách|title=Japan's Colonization of Korea: Discourse and Power|first=Alexis|last=Dudden|publisher=University of Hawaii Press|date=2005|isbn= 0-82482-829-1}}</ref> ([[1841]] – [[1909]]) - người chủ mưu trong kế hoạch sáp nhập Triều Tiên vào đế quốc Nhật. Có ý kiến cho rằng An Jung-geun hâm mộ Thiên hoàng Minh Trị và phê phán Itō Hirobumi là kẻ phá hoại sự nghiệp của Thiên hoàng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến An Jung-geun ám sát Itō Hirobumi.<ref>Keene, trang 662-667</ref>
 
Từ năm 1910 đến năm [[1919]], triều đình Nhật Bản thi hành chính sách thuần phục người dân Triều Tiên. Theo cách gọi của người Nhật thì bán đảo Triều Tiên là "ngoại địa", còn đảo quốc Nhật Bản là "nội địa". Thực hiện chính sách "phồn vinh châu Á", đế quốc Nhật Bản có "sứ mệnh" là "khai phóng" dân bản xứ Triều Tiên. Theo một Đạo dụ do Nhật hoàng Minh Trị ban hành vào ngày [[29 tháng 8]] năm 1910, người Triều Tiên và người Nhật được chính quyền Nhật Bản đối xử bình đẳng.<ref>Trần Quang Thuận [http://www.thuvienhoasen.org/phatgiaodaihan-tranquangthuan-08.htm Phật giáo Đại Hàn trước những thử thách lịch sử]. Chương VIII: Triều Tiên dưới chế độ thuộc địa Nhật Bản<br />Thử thách lần thứ 4</ref>