Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ miễn dịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Disambiguated: stressstress (sinh học) using Dab solver
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
[[Hình:Neutrophil with anthrax copy.jpg|thumb|right|250px|Hình ảnh [[kính hiển vi điện tử quét]] của một [[bạch cầu trung tính]] (màu vàng) đang nuốt vi khuẩn [[bệnh than]] (màu cam).]]
 
'''Hệ miễn dịch''' là một hệ thống bảo vệ vật chủ bao gồm nhiều cấu trúc và [[quá trình sinh học]] trong một [[Sinh vật|cơ thể]] nhằm bảo vệ chống lại [[bệnh|bệnh tật]]. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là [[mầm bệnh]], có thể là từ [[virus]] đến [[ký sinh trùng]], và phải phân biệt chúng với các [[mô]] khỏe mạnh của [[Cơ thể sống|cơ thể]]. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như [[hệ thống miễn dịch bẩm sinh]] với [[hệ thống miễn dịch thu được]], hoặc [[miễn dịch thể dịch]] và [[miễn dịch qua trung gian tế bào]]. Ở người, [[Hàng rào máu não|hàng rào máu–não]], [[hàng rào máu–dịch não]] và các rào cản chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với [[hệ thống miễn dịch não]], vốn chuyên bảo vệ não.
 
Các mầm bệnh có thể nhanh chóng [[tiến hóa]] và thích nghi, và do đó tránh bị phát hiện và vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên, nhiều cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. Ngay cả các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các [[enzym]] bảo vệ (ở đây là [[enzym giới hạn]]) chống lại các bệnh do [[thể thực khuẩn]]. Một số cơ chế miễn dịch cơ bản khác đã phát triển trong các loài [[Sinh vật nhân thực|sinh vật nhân chuẩn]] cổ đại và vẫn còn trong hậu duệ hiện đại của chúng, như [[thực vật]] và [[động vật không xương sống]]. Các cơ chế này bao gồm [[thực bào]], các [[peptide]] kháng khuẩn được gọi là [[defensin]], và hệ thống [[bổ thể]]. Các [[Động vật có quai hàm|động vật có xương sống và hàm]], bao gồm cả con người, có cơ chế phòng vệ tinh vi hơn,<ref name=":7">Beck G, Habitat GS (tháng 11 1996). [http://wwwpeople.scs.carleton.ca/~soma/biosec/readings/sharkimmu-sciam-Nov1996.pdf '''"Immunity and the''' '''Invertebrates'''"] (Miễn dịch và ĐV không xương sống) (PDF). ''Scientific American''. '''275''' (5): 60–66. {{doi|10.1038/scientificamerican1196-60}}. Truy cập 1 tháng 1 2007.</ref> bao gồm khả năng thích ứng theo thời gian để nhận ra các mầm bệnh cụ thể hiệu quả hơn. Miễn dịch thích ứng (hoặc thu được) tạo ra trí nhớ miễn dịch sau một lần gặp ban đầu đối với một mầm bệnh cụ thể, để dẫn đến đáp ứng tăng cường cho các lần chạm trán sau này với cùng một mầm bệnh. Quá trình miễn dịch thu được này là cơ sở [[tiêm chủng]].
 
Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến [[bệnh tự miễn]], [[Viêm|bệnh viêm]] và [[ung thư]].<ref>O'Byrne KJ, Dalgleish AG (Aug 2001)'''. [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2364095 "Chronic immune activation and inflammation as the cause of malignancy"]'''.("Kích thích hệ miễn dịch và viêm liên tục là nguyên nhân gây nên ác tính") ''British Journal of Cancer''. '''85''' (4): 473–83. doi:[https://doi.org/10.1054%2Fbjoc.2001.1943 10.1054/bjoc.2001.1943]. PMC [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2364095 2364095] . PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11506482 11506482].</ref> Suy giảm miễn dịch xuất hiện khi hệ miễn dịch ít hoạt động hơn bình thường, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng tái phát và đe dọa đến mạng sống. Ở người, [[suy giảm miễn dịch]] có thể là kết quả của một căn bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch kết hợp cấp, các bệnh liên quan đến [[HIV/AIDS]], hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngược lại, bệnh tự miễn kết quả từ một hệ thống miễn dịch hiếu động tấn công chính các mô bình thường như thể là sinh vật ngoại lai. Các bệnh tự miễn thường gặp bao gồm [[viêm tuyến giáp Hashimoto]], [[viêm khớp dạng thấp]], [[Bệnh tiểu đường|bệnh đái tháo đường type 1,]] và [[lupus ban đỏ hệ thống]]. [[Miễn dịch học]] là môn học nghiên cứu của tất cả các khía cạnh của hệ thống miễn dịch.
 
== Lịch sử miễn dịch học ==
Miễn dịch học là một ngành khoa học tìm hiểu thành phần và chức năng của hệ miễn dịch. Nó xuất phát từ nghiên cứu y dược và các nghiên cứu ban đầu về các nguyên nhân gây miễn nhiễm đối với bệnh tật. Miễn dịch được đề cập đến sớm nhất là trong trận đại dịch ở Athens năm 430 TCN. [[Thucydides]] đã để ý rằng những người đã hồi phục từ một đợt bệnh trước đó có thể giám sát người đang bệnh mà không bị bệnh lại lần thứ hai.<ref>Retief FP, Cilliers L (tháng 1 1998). '''"The epidemic of Athens, 430-426 BC"''' (Đại dịch ở Athens, 430-426 trước CN). South African Medical Journal = Suid-Afrikaanse Tydskrif Vir Geneeskunde. '''88''' (1): 50–3. PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9539938 9539938]</ref> Vào thế kỷ 18, [[Pierre-Louis Moreau de Maupertuis]] thực hiện thí nghiệm với nọc độc bọ cạp và quan sát thấy rằng một số con chó và chuột đã được miễn nhiễm với nọc độc này.<ref>Ostoya P (1954)'''. [http://www.persee.fr/doc/rhs_0048-7996_1954_num_7_1_3379 "Maupertuis et la biologie"]'''''. "Maupertuis và Sinh học"'' ''Revue d'histoire des sciences et de leurs applications''. '''7''' (1): 60–78. {{doi:[https://doi.org/10.3406%2Frhs.1954.3379 |10.3406/rhs.1954.3379]}}.</ref> Quan sát này và các quan sát khác về khả năng miễn dịch đã được [[Louis Pasteur]] khai thác trong quá trình tiêm [[Vắc-xin|văc-xin]] và đề xuất [[lý thuyết mầm bệnh vi sinh]].<ref>Plotkin SA (tháng 4 2005). '''"Vaccines: past, present and future"''' (Vắc-xin hiện tại và tương lai). ''Nature Medicine''. '''11''' (4 Suppl): S5–11. {{doi:[https://doi.org/10.1038%2Fnm1209 |10.1038/nm1209]}}. PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15812490 15812490]</ref> Lý thuyết của Pasteur đã trực tiếp phản đối các lý thuyết đương thời về bệnh tật, chẳng hạn như Thuyết miasma-bệnh tật gây ra do "hắc khí" (''night air''). Chỉ đến năm 1891, khi những bằng chứng được đưa ra bởi [[Robert Koch]] (chúng đã được trao [[Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa|giải Nobel]] năm 1905) các [[vi sinh vật]] đã được khẳng định là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm.<ref>[http://nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/1905/ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1905] (Giải Nobel cho Tâm lý học và dược học 1905) Nobelprize.org Truy cập 8 tháng 1 2009.</ref> [[Virus]] đã được xác định cũng là mầm bệnh của con người vào năm 1901, với sự phát hiện của [[virus sốt vàng]] bởi [[Walter Reed]].<ref>[https://web.archive.org/web/20071023070838/http://www.wramc.amedd.army.mil/welcome/history/ Major Walter Reed, Medical Corps, U.S. Army] (Tập đoạn dược, quân đội Mỹ) Walter Reed Army Medical Center. Truy cập 8 tháng 1 2007.</ref>
 
Miễn dịch học đã có một bước tiến lớn vào cuối thế kỷ 19, do sự phát triển nhanh chóng trong nghiên cứu về miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.<ref>Metchnikoff, Elie; Dịch bởi F.G. Binnie. (1905). [https://books.google.com/?id=ywKp9YhK5t0C&printsec=titlepage&vq=Ehrlich&dq=history+of+humoral+immunity '''''Immunity in Infective Diseases'''''] (Miễn dịch bệnh truyền nhiễm) (Full Text Version: Google Books). Cambridge University Press. LCCN [https://lccn.loc.gov/68025143 68025143]</ref> Đặc biệt quan trọng là công trình của [[Paul Ehrlich]], người đã đề xuất lý thuyết chuỗi phụ phân tử (side-chain) để giải thích tính đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên-kháng thể; những đóng góp của ông cho sự hiểu biết về miễn dịch thể dịch đã được công nhận bởi [[Giải Nobel|giải thưởng Nobel]] năm 1908, cùng với người đề xuất miễn dịch qua trung gian tế bào, [[Ilya Ilyich Mechnikov|Elie Metchnikoff]].<ref>[http://nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/1908/ '''The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1908'''] (Giải Nobel cho Sinh lý học và dược học năm 1908) Nobelprize.org Truy cập 8 tháng 1 2007</ref>