Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Tây”

không có tóm lược sửa đổi
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thêm tên làng Tứ Liên vào danh sách các làng xung quanh Hồ Tây
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 89:
'''Lãng Bạc''', theo "Tây Hồ chí", thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân [[Mã Viện]] - tướng thứ ba của nhà Hán - đã gọi hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Một viên tướng là [[Bình Lạc]] hầu [[Hàn Vũ]] đã chết ở đây. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ.<ref>[http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Tay-Ho-Chi--khao-cuu-cua-mot-nguoi-yeu-Ho-Tay/20105/4826.vgp]</ref>
 
'''Dâm Đàm''', tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo [[Trần Quốc Vượng (sử gia)|Trần Quốc Vượng]] thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần với huyền tích [[Lý Nhân Tông]] ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư [[Lê Văn Thịnh]], và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương.
 
Theo sách ''Hồn sử Việt'' thì khi vua [[Lý Thái Tổ]] dời đô từ [[Hoa Lư]] về [[Thăng Long]], hồ Kim Ngưu trở thành một địa điểm du ngoại được nhà vua và các quan ưa thích, nhiều lần trong các buổi du ngoại, nhà vua gặp sương mù bao phủ, cảnh tượng hồ trở nêm huyền ảo mộng mơ, vì vậy hồ đã được đổi tên là Dâm Đàm <ref>Hồn sử Việt, nxb Lao động, 2010, trang 57</ref>.