Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Dzinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: thứ 2 của → thứ hai của using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
|năm phục vụ= [[1950]]-[[1965]]
|cấp bậc= [[Hình: DaiTaQLVNCHlucquan1963.gif|14px]] [[Đại tá|Đại tá Lục quân]]
|đơn vị= [[Hình: ARVN 23rd Division Insignia.svg|20px]] [[Sư đoàn 23 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|SĐ 16 Khinh chiến]]<ref>Sư đoàn 15 Khinh chiến là tiền thân của Sư đoàn 23 Bộ binh sau này.</ref><br>[[ ]] [[Sư đoàn 21 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 21 Bộ binh]]<br>[[Hình: SuDoan9.jpg|20px]] [[Sư đoàn 9 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 9 Bộ binh]]<br>[[Hình: QD IV VNCH.jpg|20px]] [[Quân đoàn IV (Việt Nam Cộng hòa)|Vùng 4 Chiến thuật]]
|chỉ huy= [[Hình: Flag of the Vietnamese National Army.svg|26px]] [[Quân đội Quốc gia Việt Nam|Quân đội Quốc gia]]<br>[[Hình: Flag of the South Vietnamese Army.jpg|26px]] [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Quân lực VNCH]]
|tham chiến= [[Chiến tranh Việt Nam]]
Dòng 39:
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đã không tán thành cuộc đảo chính của nhóm quân nhân do Trung tướng [[Dương Văn Minh]] lãnh đạo. Sáng sớm ngày 02 tháng 11, mặc dù đang hành quân tại Thị xã Trúc Giang (tỉnh lỵ tỉnh Kiến Hòa), ông đã đưa Sư đoàn 9 Bộ binh về Sài gòn với ý định giải cứu Tổng thống Diệm lần thứ hai. Tuy nhiên lần này ông đã bị Đại tá [[Nguyễn Hữu Có]] (người vừa thay thế Đại tá [[Bùi Đình Đạm]] giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh), đem quân chặn ở ngã ba Trung Lương và khu vực bến phà Mỹ Thuận ở sông Tiền. Các đơn vị thuộc Sư đoàn 7 đã rút hết những chiếc phà ở bờ nam thuộc tỉnh Vĩnh Long về hết bờ bắc thuộc tỉnh Định Tường, đồng thời phong tỏa luôn bến phà Rạch Miễu giữa Thị xã Mỹ Tho (Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường) và Thị xã Trúc Giang, không cho quân Sư đoàn 9 Bộ binh vượt sông Tiền Giang. Sứ mạng không thành và kết quả là ngày 6 tháng 11, ông được gọi về trình diện gấp [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng quân nhân cách mạng]]. Sau đó ông phải ra trước Hội đồng Kỷ luật Quân đội. Ông bị cách chức và "nghỉ dài hạn không lương", tạm thời không còn được tham gia bất cứ một việc gì trong quân đội nữa (hình thức sa thải khỏi quân đội).
 
Ngày 19 tháng 2 năm 1965, mặc dù đang ở trong tình trạng "nghỉ dài hạn không lương" và bị cách chức, ông đã cùng với Thiếu tướng [[Lâm Văn Phát]], Đại tá [[Phạm Ngọc Thảo]] và một số sĩ quan tham gia cuộc chỉnh lý lật đổ Quốc trưởng [[Nguyễn Khánh]]. Chính ông đã vạch ra kế hoạch và cùng Trung tá [[Lê Hoàng Thao (TrunhTrung tá, Quân lực VNCH)|Lê Hoàng Thao]]<ref>Đương nhiệm Tỉnh trưởng Long An (nguyên Tỉnh trưởng Kiến Hòa 1959-1961), giải ngũ năm 1965</ref> đưa Lực lượng Địa phương quân từ tỉnh Long An về chiếm Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô (trại Lê văn Duyệt) trong vòng 48 giờ. Cuộc chỉnh lý thất bại vì không được người Mỹ cũng như đa số sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa ủng hộ, ông đã tẩu thoát ngay sau ngày 20 tháng 2. Ông bị Tòa án Quân sự vùng 3 chiến thuật kết án "tử hình khiếm diện". Cuối tháng 5, ông bị bắt tại một Giáo xứ ở vùng Xóm Mới, quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định, ngoại ô Thành phố Sài Gòn. Tòa án Quân sự Mặt trận điều chỉnh lại bản án "tử hình khiếm diện" và kết án ông bị tù chung thân, giam ông tại Đề lao Chí Hòa với hai tội danh: Chuyên viên đảo chính và sử dụng quân đội bất hợp pháp, đồng thời Hội đồng Kỷ luật Quân đội chính thức cho ông giải ngũ vĩnh viễn. Năm 1967, ông được trả tự do nhân ngày Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] ban hành Hiến pháp của nền Đệ nhị Cộng hòa (1 tháng 7 năm 1967).
 
==1975==