Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp định Genève 1954”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 39:
Ngày 25/1/1954, bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô gặp nhau tại khu vực do Mỹ kiểm soát ở Berlin nhằm giải quyết việc thống nhất nước Đức. Tại Hội nghị này ngoại trưởng Pháp [[Georges Bidault]] gặp riêng ngoại trưởng Liên Xô Molotov, ngoại trưởng Anh Eden và ngoại trưởng Mỹ Dulles để thuyết phục các nước này đưa vấn đề Đông Dương ra thảo luận tại một hội nghị sẽ được tổ chức trong tương lai. Trước đó, Molotov đã đề nghị với Bidault rằng Liên Xô sẽ giúp Pháp thu xếp đình chiến tại Đông Dương với điều kiện Pháp rút khỏi [[Cộng đồng Phòng thủ châu Âu]] nhưng Pháp từ chối. Hội nghị ở Berlin kết thúc ngày 18/2/1954 mà không mang lại kết quả nào về việc thống nhất nước Đức tuy nhiên các bên tham dự đồng ý lời đề nghị của Ngoại trưởng Liên Xô Molotov mở cuộc đàm phán bao gồm 5 nước lớn tại Genève vào ngày 26/4/1954 để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 701-702</ref>
 
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp [[René Pleven]] cho rằng tình hình chính trị và quân sự tại Việt Nam hoàn toàn không có lợi cho Pháp. Cá nhân René Pleven cũng cho rằng Việt Minh không được dân chúng ưa chuộng nhưng khiến người ta sợ và tôn trọng. Lãnhnhưng lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát ngày càng tăng. Pleven cho rằng phải cố gắng hết sức ở Hội nghị Genève để tìm một giải pháp có thể chấp nhận được nhưng ông cũng khuyên phải tránh tiếp xúc trực tiếp với Hồ Chí Minh để [[Quốc gia Việt Nam]] không coi đó là việc Pháp phản bội đồng minh.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 705-706</ref> Tuy nhiên, phía Việt Minh lại cho rằng họ nhân được sự ủng hộ rộng rãi không chỉ của người dân trong nước mà còn cả Việt kiều ở nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều tại Pháp.<ref>http://nhandan.com.vn/theodong/item/31583502-nguoi-viet-o-phap-voi-cuoc-khang-chien-chong-thuc-dan-phap.html</ref>
 
Ngày 10/3/1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Genève theo đề nghị của Pháp<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 706</ref>. Ngày 08/05/1954, tin về kết quả [[Chiến dịch Điện Biên Phủ]] được truyền đến Geneva. Sáng sớm 08/05/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán.<ref>[http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/phong-trao-cong-san-cong-nhan-quoc-te/books-410120159545046/index-0101201594943462.html Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương], Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 01/10/2015</ref>