Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tên gọi Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 77:
===Nam Việt===
:''Xem [[Vấn đề chính thống của nhà Triệu]].
'''[[Nam Việt]]''' (南越) là quốc hiệu thời [[nhà Triệu]] ([[207 TCN]]-[[111 TCN]]). Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi ở đây không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam ngày nay hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu cũ của nước Việt<ref>Thời phong kiến chưa hình thành khái niệm dân tộc Việt và chủ nghĩa dân tộc Việt mà chỉ có khái niệm quốc gia Việt, thần dân nước Việt và chủ nghĩa quốc gia Việt, trung thành với vua là yêu nước, gắn liền với tư tưởng "trung quân ái quốc"</ref>, nhưng từ thời [[Hậu Lê]] trở về sau, cũng như quan điểm chính thống hiện nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa. Lý do không thể coi Nam Việt là của người Việt Nam: Triệu Đà là [[người Hán]], quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), nhân lúc [[nhà Tần]] suy loạn đã nổi lên lập ra [[nhà Triệu]], lấy quốc hiệu là Nam Việt. Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của nước Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên.
 
Các ý kiến cho rằng quốc hiệu này là của nước Việt có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên. [[Lê Văn Hưu]] nói: "Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong [[Tam Hoàng Ngũ Đế|Ngũ Đế]]. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được".
 
[[Ngô Sĩ Liên]] nói: "Truyện [[Trung Dung]] có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì [[Hán Cao Tổ|Hán Cao]]. Đến khi nghe tin [[Hán Văn Đế|Văn Đế]] đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục [[nhà Hán]], do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? [[Kinh Dịch]] nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy".