Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cơ học lượng tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.78.43.111 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Trần Nguyễn Minh Huy
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 15:
Có nhiều phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử, chúng tương đương với nhau. Một trong những phương pháp được dùng nhiều nhất đó là [[lý thuyết biến đổi]], do [[Paul Dirac]] phát minh ra nhằm thống nhất và khái quát hóa hai phương pháp toán học trước đó là [[cơ học ma trận]] (của [[Werner Heisenberg]]) và [[cơ học sóng]] (của [[Erwin Schrödinger]]).
 
Theo các phương pháp toán học mô tả cơ họcchọc lượng tử này thì [[trạng thái lượng tử]] của một [[hệ lượng tử]] sẽ cho thông tin về [[xác suất]] của các tính chất, hay còn gọi là các ''đại lượng quan sát'' (đôi khi gọi tắt là ''quan sát''), có thể đo được. Các quan sát có thể là [[năng lượng]], [[vị trí]], [[động lượng]] (xung lượng), và [[mô men động lượng]]... Các quan sát có thể là [[liên tục]] (ví dụ vị trí của các hạt) hoặc [[rời rạc]] (ví dụ [[năng lượng]] của [[electron|điện tử]] trong [[nguyên tử]] [[hiđrô|hydrogen]]).{{Cần dẫn nguồn}}
 
Nói chung, cơ học lượng tử không cho ra các quan sát có giá trị xác định. Thay vào đó, nó tiên đoán một [[phân phối xác suất|phân bố xác suất]], tức là, xác suất để thu được một kết quả khả dĩ từ một phép đo nhất định. Các xác suất này phụ thuộc vào [[trạng thái lượng tử]] ngay tại lúc tiến hành phép đo. {{Cần dẫn nguồn}}Tuy nhiên vẫn có một số các trạng thái nhất định liên quan đến một giá trị xác định của một quan sát cụ thể. Các trạng thái đó được biết với cái tên là [[hàm riêng]], hay còn gọi là ''trạng thái riêng'' của quan sát đó.