Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n stub sorting, replaced: hế kỷ 10 → hế kỷ X (2), hế kỷ 11 → hế kỷ XI, hế kỷ 12 → hế kỷ XII, hế kỷ 13 → hế kỷ XIII, hế kỷ 19 → hế kỷ XIX using AWB
Dòng 173:
Sau khi triều Kim diệt vong, quân Mông Cổ triệt thoái về phía bắc, Hà Nam trống không, Tống Lý Tông có ý đồ chiếm cứ [[Đồng Quan (huyện)|Đồng Quan]], Hoàng Hà, thu phục Tam Kinh (Đông Kinh Khai Phong, Tây Kinh Lạc Dương, Nam Kinh [[Thương Khâu|Quy Đức]]), quang phục Trung Nguyên. Tháng năm năm Đoan Bình thứ 1 (1234), Tống Lý Tông nhiệm mệnh [[Triệu Quỳ]] làm chủ soái, Toàn Tử Tài làm tiên phong, hạ chiếu xuất binh đến Hà Nam. Ngày mười hai tháng sáu, Toàn Tử Tài thu phục Nam Kinh. Ngày năm tháng bảy, quân Tống tiến trú Khai Phong. Tuy nhiên, do lương thảo không đủ nên lỡ thời cơ, khi tiến công Lạc Dương bị quân Mông Cổ phục kích, tổn thất nghiêm trọng. Các lộ quân Tống toàn tuyến chiến bại và triệt thoái. "Đoan Bình nhập Lạc" thất bại, Tống do chiến dịch này mà tổn thất nghiêm trọng, lãng phí một lượng lớn tinh binh và vật tư, tạo cớ cho Mông Cổ xâm chiếm Tống sau này. Sau "Đoan Bình nhập Lạc", Tống Lý Tông sao lãng chính sự, đắm chìm trong hưởng lạc, triều chính đại hoại.{{RefTag|name=宋蒙戰役|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第253頁}}}}
 
Năm Đoan Bình thứ 2 (1235), ba lộ quân Mông Cổ phân biệt xâm nhập Xuyên Thiểm Tứ lộ, Kinh Hồ Bắc lộLộ và Hoài Nam Tây lộ, song đều bị đánh lui. Quân Mông không cam tâm, đến tháng 9 năm sau và năm tiếp đó lại phân thành ba lộ xâm nhập phương nam, quân tiền phong tiếp cận bờ bắc Trường Giang. Do quân Tống nỗ lực tác chiến, đả bại quân Mông, hơn một lần bẽ gẫy mưu tính của quân Mông là chiếm lĩnh Xuyên Thiểm Tứ lộ để vượt Trường Giang nam hạ. Sau đó, quân dân Tống dưới quyền chỉ huy của các tướng lĩnh kháng Mông như [[Vương Kiên]], [[Mạnh Củng]] nhiều lần đánh bại quân Mông, khiến họ buộc phải đi đường vòng. Năm Khai Khánh thứ 1 (1259), Đại hãn của Mông Cổ là [[Mông Kha]] khi chinh chiến tại [[Hợp Xuyên|Hợp châu]] bị trúng tên của quân Tống rồi tử thương. Em trai Mông Kha là [[Hốt Tất Liệt]] đang giao chiến với quân Tống tại [[Ngạc Châu|Ngạc châu]], khi biết tin Mông Kha tử vong và em là [[A Lý Bất Ca]] chuẩn bị xưng hãn tại [[Cáp Lạp Hòa Lâm|Hòa Lâm]] (Karakorum), quyết định chuẩn bị triệt quân để tranh ngôi đại hãn, quyền thần triều Tống là [[Giả Tự Đạo]] nhân cơ hội này cùng Hốt Tất Liệt nghị hòa, nhằm bảo đảm hòa bình. Hốt Tất Liệt trở về phương bắc tự lập làm hãn.{{RefTag|name=宋蒙戰役}}
 
Hai hoàng tử của Tống Lý Tông chết yểu, do vậy chọn con của em trai tên Triệu Dữ Nhuế là [[Triệu Kì]] làm hoàng tử. Do mẹ của Triệu Kì trong thời gian mang thai từng uống thảo dược phá thai, do vậy Triệu Kỳ sinh thiếu tháng. Tháng 6 năm Cảnh Định thứ 1 (1260), Tống Lý Tông hạ chiếu lập Triệu Kỳ làm thái tử. Ngày hai mươi sáu tháng 12 năm Cảnh Định thứ 5 (1264), Tống Lý Tông từ trần, Triệu Kì kế vị, tức là [[Tống Độ Tông]]. Sau khi kế vị, Tống Độ Tông không quản triều chính, Hữu thừa tướng Giả Tự Đạo do vậy chuyên quyền. Giả Tự Đạo kết đảng mưu tư lợi, bài xích những người bất đồng với mình, suốt ngày trong biệt thự tại Cát Lĩnh cùng thê thiếp nô đùa, do ông thích đấu dế, nên người đời gọi ông là "Tất suất tể tướng", tức tể tướng dế. Giả Tự Đạo cấm chỉ báo tin chiến sự cho Tống Độ Tông. [[Tương Dương (thành cổ)|Tương Dương]], [[Phàn Thành]] sau ba năm bị vây thì Tống Độ Tông mới biết được. Năm Hàm Thuần thứ 7 (1271), Hốt Tất Liệt tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh) kiến quốc, hiệu là "Đại Nguyên", kiến lập [[nhà Nguyên|triều Nguyên]]. Ngày chín tháng 7 năm Hàm Thuần thứ 10 (12 tháng 8 năm 1274), Tống Độ Tông từ trần ở tuổi 35.{{RefTag|name=宋蒙戰役}}Trước đó, ngày [[14 tháng 3]] năm 1273, [[Trận Tương Phàn|Tương Phàn thất thủ]] sau khi [[Lã Văn Hoán]] dâng thành đầu hàng quân Nguyên.