Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ganymede (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 79:
'''Ganymede''' (phiên âm /ˈgænɨmiːd/ GAN-ə-meed)<ref>In US dictionary transcription, {{USdict|găn′•<s>ı</s>•mēd}}</ref> là [[vệ tinh]] lớn nhất của [[Sao Mộc]] và cũng là vệ tinh lớn nhất trong [[hệ Mặt Trời]]. Thậm chí nó còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương, vốn đã từng được coi là một hành tinh (bán kính 2.634,1&nbsp;km so với 1.195&nbsp;km hay 2,2 lần, thể tích 7,6 × 10¹° km³ so với 0,715 × 10¹° km hay 11 lần và khối lượng 148,19 × 10²¹ kg so với 12,5 × 10²¹ kg hay 12 lần). Ganymede quay một vòng quanh Sao Mộc hết hơn 7 ngày. Tính theo khoảng cách đến Sao Mộc, Ganymede là vệ tinh đứng thứ 7 trong tất cả các vệ tinh và đứng thứ 3 trong 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc (4 vệ tinh Galile).<ref name="Planetary Society"/> Ganymede tham gia vào hiện tượng [[cộng hưởng quỹ đạo]] với [[Europa (vệ tinh)|Europa]] và [[Io (vệ tinh)|Io]] theo tỉ lệ 1: 2: 4 (Ganymede quay 1 vòng quanh Sao Mộc trong thời gian Europa quay 2 vòng và Io quay 4 vòng). Ganymede to hơn [[Sao Thủy]] nhưng do mật độ thấp nên nó chỉ nhẹ bằng một nửa Sao Thủy.<ref name="nineplanets.org-Ganymede">{{chú thích web|publisher=nineplanets.org |title=Ganymede|date = ngày 31 tháng 10 năm 1997 |url=http://www.nineplanets.org/ganymede.html|accessdate = ngày 27 tháng 2 năm 2008}}</ref>
 
Vệ tinh Ganymede có thành phần chủ yếu từ [[Silicat|đá silicate]] và [[Băng|băng đá]]. Ganymede được phân lớp đầy đủ thành các lớp riêng biệt với một lõi nóng chảy giàu sắt. Các nhà khoa học tin rằng giữa các lớp băng của Ganymede là một biển nước muối dày nằm sâu 200&nbsp;km trong lòng vệ tinh.<ref name=JPLDec>{{chú thích web|url=http://www.jpl.nasa.gov/releases/2000/aguganymederoundup.html|title=Solar System's largest moon likely has a hidden ocean|accessdate = ngày 11 tháng 1 năm 2008 |date = ngày 16 tháng 12 năm 2000 |work=Jet Propulsion Laboratory |publisher=NASA}}</ref> Bề mặt của nó có 2 kiểu địa hình chính. Vùng tối màu có vô số những hố [[thiên thạch]], được hình thành 4 tỉ năm trước và chiếm 1/3 diện tích bề mặt vệ tinh. Phần còn lại là vùng sáng màu hơn có nhiều những rặng núi và đường rãnh hình thành muộn hơn một chút. Nguyên nhân của những vết đứt gãy địa tầng xuất hiện trên vùng sáng của Ganymede có thể là từ những hoạt động [[địa chất học|địa chất]] sinh ra từ nhiệt ma sát do biến dạng của Ganymede dưới lực hấp dẫn từ Sao Mộc.<ref name=Showman1999/>
 
Ganymede là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời đã phát hiện được sự xuất hiện của [[quyển từ]]. Từ quyển của Ganymede rất yếu sinh ra do những quá trình đối lưu trong phần lõi kim loại nóng chảy của nó.<ref name=Kivelson2002/> Từ quyển này gần như không đáng kể khi so với từ trường cực mạnh của Sao Mộc. Từ quyển của Ganymede kết nối với từ trường của Sao Mộc bằng các đường sức từ không khép kín. Người ta cũng đã phát hiện ra dấu vết của một lớp khí quyển rất mỏng trên bề mặt của Ganymede. Khí quyển này chứa [[Ôxy|O]], [[Ôxy|O<sub>2</sub>]] và [[Ôzôn|O<sub>3</sub>]]. [[Hiđrô|Hydro]] nguyên tử cũng xuất hiện mặc dù rất ít trong thành phần của khí quyển Ganymede. Chưa tìm thấy bằng chứng rõ rệt về [[tầng điện li]] tương ứng với tầng khí quyển của Ganymede.<ref name=Eviatar2001/>
 
Nhà thiên văn học vĩ đại [[Galileo Galilei]] phát hiện ra Ganymede trong năm 1610, cùng năm với cả ba vệ tinh lớn còn lại.<ref name="Sidereus Nuncius">{{chú thích web|url=http://www.physics.emich.edu/jwooley/chapter9/Chapter9.html|title=Sidereus Nuncius|work=Eastern Michigan University|accessdate = ngày 11 tháng 1 năm 2008}}</ref> Một nhà thiên văn khác, [[Simon Marius]], đã đề xuất đặt tên cho vệ tinh theo tên của nhân vật trong [[thần thoại Hy Lạp|thần thoại Hi Lạp]] [[Ganymede (thần thoại)|Ganymede]]. Đây là nam thần rót rượu cho Zeus và là một trong những người tình của [[Zeus]]<ref name="Naming"/> (''Jupiter'' theo [[tiếng Hy Lạp|tiếng Hi Lạp]]). Công cuộc khám phá các vệ tinh của Sao Mộc bắt đầu từ khi tàu thám hiểm [[Pioneer 10]] bay qua bề mặt các vệ tinh này những năm 1970.<ref name="Pioneer 11"/> Tiếp sau đó, [[Chương trình Voyager|tàu thám hiểm Voyager]] cung cấp những dữ liệu chính xác hơn về kích thước và gần đây nhất, [[Galileo (tàu vũ trụ)|tàu thám hiểm Galileo]] đã phát hiện ra từ trường của Ganymede và khả năng có biển dưới bề mặt của nó. Dự án Jupiter Icy Moons Orbiter với mục đích phóng một vệ tinh nhân tạo nênlên quỹ đạo của Ganymede đã bị [[NASA]] dừng lại vào năm 2005.
 
== Phát hiện và đặt tên ==
Dòng 89:
Ngày 11 tháng 1 năm 1610, [[Galileo Galilei]] quan sát được 3 ngôi sao ở gần [[Sao Mộc]]. Hôm sau, ông nhận thấy chúng có vẻ như đang dịch chuyển. Tiếp đó, vào ngày 13, Galile lại phát hiện thấy một ngôi sao nữa, chính là Ganymede. Tới ngày 15 tháng 1, ông rút ra kết luận những ngôi sao mới phát hiện là những thiên thể quay quanh Sao Mộc.<ref name="Discovery">{{chú thích web | url = http://www.iki.rssi.ru/solar/eng/galdisc.htm | title = The Discovery of the Galilean Satellites |publisher=Space Research Institute, Russian Academy of Sciences| work = Views of the Solar System | accessdate = ngày 24 tháng 11 năm 2007}}</ref> Ông cũng đặt tên cho chúng là những ''Những ngôi sao của Medici'' và cân nhắc thêm một cái tên khác là ''Những ngôi sao của Cosimo'' theo tên của [[đại công tước]] [[Cosimo de’ Medici]], người bảo trợ cho những nghiên cứu khoa học của ông.<ref name="Naming">{{chú thích web | url = http://galileo.rice.edu/sci/observations/jupiter_satellites.html | title = Satellites of Jupiter | work = The Galileo Project | accessdate = ngày 24 tháng 11 năm 2007}}</ref>
 
[[Nicolas-Claude Fabri de Peiresc]], một nhà thiên văn học người Pháp đề nghị đặt tên các thành viên của [[gia đình Medici]] cho các vệ tinh, nhưng đề nghị này bị bác bỏ.<ref name="Naming"/> [[Simon Marius]], người được coi là đã phát hiện ra 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc độc lập với Galile,<ref name="College">{{chú thích web | url = http://www.cascadia.ctc.edu/facultyweb/instructors/jvanleer/astro%20sum01/astro101/discovery.htm | title = DISCOVERY | work = Cascadia Community College | accessdate = ngày 24 tháng 11 năm 2007}}{{Dead link|date=March 2009}}</ref> lúc đầu muốn đặt tên cho 4 vệ tinh ấy là: Sao Thổ của Sao Mộc, Sao Mộc của Sao Mộc (tức là Ganymede), Sao Kim của Sao Mộc và Sao Thủy của Sao Mộc. Nhưng đề nghị này cũng không được chấp thuận. Sau đó, theo một đề xuất của [[Johannes Kepler]], Marius đưa ra những cái tên khác.<ref name="Naming"/> Các vệ tinh của Sao Mộc được đặt theo tên những người tình của Jupiter. [[Ganymede (thần thoại)|Ganymede]] theo [[thần thoại Hy Lạp|thần thoại Hi Lạp]] là một chàng trai trẻ, hoàng tử thành [[Troia|Troy]], một hoàng tử đẹp nhất trong số những người phàm trần. Chàng đã bị [[Zeus]], cũng tức là Jupiter, bắt về làm người hầu rượu trên [[núi Ólympos|đỉnh Olympus]] và làm người tình nam của ông ta.<ref name="Discovery"/>
 
Thế nhưng trong nhiều thế kỉ, người ta không thích gọi tên những vệ tinh như vậy, chỉ đơn giản là Jupiter III theo cách gọi lúc ban đầu của Galileo (có nghĩa là vệ tinh thứ ba của Sao Mộc). Mãi đến giữa thế kỉ 20, cách gọi tên theo các vị thần như đề nghị ban đầu của Simon Marius mới trở nên phổ biến.<ref name="Naming"/> Ganymede là vệ tinh lớn duy nhất của Sao Mộc được đặt tên theo một nhân vật [[nam giới]]<!--thực ra là đồng giới-->.