Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Basíleios II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 22:
'''Basíleios II''' ({{lang-el|Βασίλειος Β΄}}; [[958]] – [[15 tháng 12]] năm [[1025]]), còn gọi là '''Basileios [[Porphyrogenitus]]''' và '''Basileios Trẻ''' để phân biệt với cha là [[Basíleios I xứ Macedonia]], là [[hoàng đế Đông La Mã]] từ ngày [[10 tháng 1]] năm [[976]] tới ngày [[15 tháng 12]] năm [[1025]]. Ông ta là hoàng đế cai trị lâu nhất trong lịch sử [[đế quốc Đông La Mã|Đông La Mã]], được coi là người đưa nhà nước này lên tới "thời kỳ hoàng kim".
 
Thời kỳ đầu làm vua, Basíleios II lo đánh dẹp những quý tộc chống đối ở [[Tiểu Á]] của những nội chiến chống những năm tháng làm vua đầu tiên của ông chứng kiến một cuộc nội chiến dai dẳng chống những quyền thần gốc gác quý tộc ở vùng [[Tiểu Á]]. Được sự giúp sức của [[vương quốc Gruzia|Gruzia]], Basíleios đến năm 989 đã thu phục được Tiểu Á. Sau đó Basíleios II tập trung tiến hành xâm lược, bành trướng về phía Đông. Các năm 992-998, Basíleios đánh [[Nhà Fatima|nước Fatima]] nhưng không thắng. Năm 1000, Basíleios đánh [[Đệ nhất đế chế Bulgaria|Bulgaria]], đối thủ đáng gờm nhất của Đông La Mã ở [[Đông Âu]]. Năm 1014, Basíleios dẫn quân giao chiến, đánh bại vua Bulgaria [[Samuil của Bulgaria|Samuil]] ở [[trận Kleidon|Kleidon]]. Sau đó Basíleios chọc mù các tù binh Bulgaria làm Samuil buồn chết.<ref>Catherine Holmes, ''Basil II and the governance of Empire (976-1025)'', trang 499</ref> Vì lẽ đó, người đời sau gọi Basíleios là "'''Kẻ giết người Bulgaria'''" ({{lang-el|Βουλγαροκτόνος}}, ''Boulgaroktonos''). Đến năm 1018 Basíleios đánh quỵ hoàn toàn Bulgaria, sáp nhập vào La Mã. Năm 1021-1022, Basíleios đánh Gruzia, thắng 2 trận, lấy được đất Tao, Phasiane, Kola, Artaan và Javakheti. Sau khi ông ta chết, bờ cõi Đông La Mã trải dài từ miền Nam [[Ý]] cho [[Kavkaz]] và từ [[sông Donau]] tới biên giới [[Palestine]], đây là lãnh thổ rộng nhất mà Đông La Mã có được kể từ khi bị quân [[Đế quốc Rashidun|Ả Rập]] xâm lược 4 [[thế kỷ]] trước.
 
Không chỉ nổi tiếng với chính sách bành trướng đầy tham vọng, Basíleios II điều hành việc nước khá trôi chảy, cắt giảm quyền lực của các gia đình đại địa chủ chi phối hành chính, quân sự Đông La Mã. Kinh tế thời này phát triển rất mạnh. Basíleios có một quyết định để lại ảnh hưởng lâu dài, đó là gả em là Anna cho đại vương công [[Vladimir&nbsp;I xứ Kiev]]<ref>Russian Primary Chronicle Vol.I p.76</ref> để xin chi viện quân sự của Kiev, dẫn đến [[Việc Ki-tô giáo hóa nước Nga Kiev|việc Ki-tô giáo hóa]] nước [[Nga Kiev]] và truyền bá văn hóa Đông La Mã vào Nga.