Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuật ngữ cưới hỏi người Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 118.69.35.2 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của P.T.Đ
Thẻ: Lùi tất cả
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
[[Tập tin:Songhi2.jpg|nhỏ|phải| Biểu trưng Song Hỷ trong các lễ cưới]]
[[Tập tin:VN Wedding lettering Hai Ho.JPG|nhỏ|phải]]
'''Thuật ngữ cưới hỏi''' nhằm khái quát các thuật ngữ, các thủ tục, nghi thức, vật dụng liên quan đến [[hôn nhân|kết hôn]], [[lễ cưới|đám cưới]], [[lễ ăn hỏi|đám hỏi]], [[ly hôn]] của [[người Việt]].
 
Các thủ tục, nghi thức này nhiều khi rất nhiêu khê, phức tạp tùy theo địa phương, vùng miền, tập quán. Do đó, những khái niệm liên quan đến cưới hỏi đôi khi có thể khiến nhiều [[gia đình]] khi mới tiến hành chuẩn bị cưới thấy rất rắc rối.
 
==Đăng ký kết hôn==
[[Tập tin:Giay chung nhan ket hon.JPG|nhỏ|phải|Trang bìa một giấy chứng nhận kết hôn]]
* [[Giấy chứng nhận kết hôn|Đăng ký kết hôn]]: những thủ tục tại cơ quan công quyền nhằm công nhận đôi nam nữ là vợ chồng hợp pháp trước [[Luật pháp|pháp luật]].
* [[Tờ khai đăng ký kết hôn]]: là tờ khai mà mỗi người trong đôi nam nữ khai các thông tin cá nhân, xác nhận tình trạng kết hôn tại chính quyền khu vực nơi cư trú hoặc nơi công tác (tuy hiện nay xác nhận của nơi công tác chỉ có giá trị đối với người trong [[lực lượng vũ trang]]), và mang đến [[ủy ban nhân dân]] hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài để được xem xét cấp giấy chứng nhận kết hôn. Tờ khai này mỗi bên nam hoặc nữ đều phải làm một tờ nhằm lấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú cả hai người.
* [[Giấy chứng nhận kết hôn]]: giấy do [[chính quyền địa phương]] nơi một trong hai người (nam hoặc nữ) có [[hộ khẩu]] thường trú cấp, để công nhận đôi nam nữ đó chính thức là vợ chồng trước pháp luật. Giấy được làm hai [[bản chính]], vợ và chồng mỗi người giữ một bản chính có giá trị pháp lý như nhau.
* [[Sổ đăng ký kết hôn]]: là sổ lưu tại cơ quan chính quyền địa phương (như ủy ban nhân dân phường, xã), ghi ngày tháng đăng ký kết hôn, tên tuổi, [[chữ ký]] của vợ và chồng nhằm lập [[cơ sở dữ liệu]] [[đăng ký hộ tịch|hộ tịch]].
 
Dòng 16:
[[Tập tin:Cau trau.jpg|nhỏ|phải|Một đĩa trầu cau đã têm]]
* [[Dạm ngõ|Chạm ngõ]]: là nghi thức gặp gỡ hai bên gia đình, dụng ý lần đầu tiên được biết nhau một cách công khai, chính thức. Từ đó thỏa thuận, tiến tới tác thành, xây dựng cho hai con. Đồ lễ mang sang nhà gái thường là [[trầu không|trầu]], [[cau]], [[Rượu nếp|rượu]], [[Trà|chè]]. Một số nơi gọi là ''Lễ bỏ trầu cau''.
* [[Lễ ăn hỏi]]: nhà trai mang lễ vật sang nhà gái hỏi vợ. Lễ vật đựng trong các tráp phủ vải điều màu đỏ, thường có trầu, cau, [[rượu]], chè, [[bánh cốm]], [[bánh phu thê|bánh xu xê]], mứt sen, xôi, thủ lợn, lợn sữa quay.
* [[Lễ ăn hỏi|Lễ đính hôn]]: về mặt ngữ nghĩa lễ đính hôn, hay ''lễ cầu hôn'' tương đương lễ ăn hỏi (hỏi vợ) của người Việt, tuy [[Thế giới phương Tây|phương Tây]] thường thịnh hành phong tục trao [[Nhẫn|nhẫn đính hôn]] đính [[kim cương]] hoặc đá quý cùng lời cầu hôn.
* [[Lễ vấn danh]]: nhằm hỏi tên tuổi (vấn danh), so đôi lứa để xem xét xung, hợp của đôi trai gái đồng thời nhằm có dữ kiện để chọn ngày giờ tốt cho các nghi thức, thủ tục cưới hỏi. Lễ vấn danh cũng bao gồm những lễ vật tương tự lễ ăn hỏi tuy có thể ít hơn và giản dị hơn. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới). Hiện nay trong [[Lễ cưới người Việt]], lễ vấn danh kết hợp trong lễ ăn hỏi.
* [[Lễ nạp tài]]: nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới người Việt đã kết hợp một phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn).
* [[Lễ xin dâu]]: trước giờ đón dâu, mẹ chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì, họ hàng thân thích (nữ) sang nhà gái để xin được đón dâu. Lễ vật trong lễ cưới người Việt thường là tráp đựng [[trầu têm cánh phượng]].