Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Giới”

Tướng kháng Kim những năm đầu Nam Tống
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Ngô Giới''' (1093 - 1139) (chữ Hán 吴玠), tên chữ là Tấn Khanh, người Lũng Cán Đức Thuận quân (nay là Tĩnh Ninh Cam Túc). Cha là N…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 11:08, ngày 13 tháng 3 năm 2018

Ngô Giới (1093 - 1139) (chữ Hán 吴玠), tên chữ là Tấn Khanh, người Lũng Cán Đức Thuận quân (nay là Tĩnh Ninh Cam Túc). Cha là Ngô Ỷ, làm quân giáo, mẹ Lưu thị, sinh hai con trai là Ngô Giới, Ngô Lân. Sau này dời đến thành Thủy Lạc (nay là Trang Lãng Cam Túc). Ông là danh tướng kháng Kim những năm đầu Nam Tống.

Cuộc đời

Thuở nhỏ kiên nghị, có khí tiết, hiểu binh pháp giỏi kỵ xạ, đọc sách hiểu đại nghĩa. Lúc chưa làm quan, lấy gia thế thanh bạch tham gia Kính Nguyên quân. Những năm Tuyên Hòa thời Tống Huy Tông Bắc Tống, tham dự bình định loạn Phương Tịch cùng đám giặc Hà Bắc, có công được giao quyền tướng thứ mười Kính Nguyên. Năm đầu Tĩnh Khang Tống Khâm Tông, trong cuộc chiến với quân Tây Hạ, lấy hơn trăm kỵ truy kích, chém đầu 140 người, được đề bạt phó tướng thứ hai.
Năm thứ hai Kiến Viêm thời Tống Cao Tông, quân Kim tiến vào đất Thiểm, Đô thống chế Khúc Đoan thủ trấn Ma Vụ, sai Giới làm tiên phong, tiến chiếm khe Thanh Khê, lại đại phá quân Kim, truy kích 30 dặm, người Kim có ý sợ. Ông giữ quyền binh mã đô giám Kính Nguyên lộ, kiêm tri Hoài Đức quân. Người Kim tấn công phủ Diên An, Kinh lược sứ Vương Thứ triệu Khúc Đoan tiến quân, Đoan ở Bân Châu không đến, lại nói "Không bằng cướp sào huyệt, tấn công để cứu viện". Đoan liền tấn công Bồ Thành, sai Giới tấn công Hoa Châu, lại đoạt được. Về sau có giặc Sử Bân cướp Hán Trung không được, dẫn binh muốn đánh Trường An, Khúc Đoan sai giới đánh, giết được, chuyển làm thứ sử Trung Châu (giai quan, thứ sử quận Diêu, tòng ngũ phẩm).
Trương Tuấn được lệnh kiểm soát Xuyên Thiểm, tham nghị quân sự Lưu Tử Vũ ca tụng anh em Giới tài dũng, Tuấn cùng Giới trò chuyện, cực kỳ vui mừng, đề bạt Ngô Giới làm thống chế, Lân chỉ huy thân binh.
Năm thứ tư Kiến Viêm (1130), Giới thu phục Vĩnh Hưng quân (nay là Tây An Thiểm Tây), được phong Kinh lược sứ Vĩnh Hưng quân. Cùng năm đó, bị bại trong cuộc chiến Phú Bình, cùng em trai Ngô Lân lui giữ Hòa Thượng Nguyên (nay là tây nam Bửu Kê Thiểm Tây). Vì không hợp với Khúc Đoan, hợp mưu với Trương Tuấn khiến Đoan chết thảm.
Năm đầu Thiệu Hưng (1131), tướng Kim Một Lập, Ô Lỗ, Sách Hợp đến tấn công nhưng thất bại. Hoàn Nhan Tông Bật lại mang trọng binh đến xâm lấn, Ngô Giới suất lĩnh quân mang cung cứng nỏ mạnh đại phá quân Kim, được phong Tiết độ sứ Trấn Tây quân. Năm thứ ba Thiệu Hưng (1133), tướng Kim Hoàn Nhan Cảo tấn công Nhiêu Phong quan (nay là tây Thạch Tuyền Thiểm Tây), xâm lấn phủ Hưng Nguyên (nay là Hán Trung Thiểm Tây). Ngô Giới lui giữ Tiên Nhân quan (nay là nam huyện Huy, Cam Túc), cản trở con đường quân Kim vào đất Thục. Năm thứ tư Thiệu Hưng, quân Kim tấn công Tiên Nhân quan, bị Ngô Giới đánh bại. Từ đó quân Kim không dám dòm ngó đất Thục. Ngô Giới lại được phong Tuyên phủ phó sứ Xuyên Thiểm, lại thêm Kiểm giáo thiếu sư, Tiết độ sứ hai trấn Phụng Ninh, Bảo Định quân.
Lúc về già vì uống đan thạch, lại tửu sắc quá độ, năm thứ 9 Thiệu Hưng ho ra máu mà chết[1]. Sau khi chết, thụy là Vũ An, những năm Thuần Hy được phong Phù Vương.

Gia đình

Con lớn là Ngô Củng, từng nhậm chức Hữu vũ lang, binh mã đô giám Kính Nguyên lộ, hữu hộ quân hậu bộ quân quan, Phó Đô thừa chỉ Xu mật viện, Đô thống chế trú trát ngự tiền trung quân Lợi Châu tây lộ, Phó Đô tổng quản Giai Châu - Thành Châu - Tây Hòa Châu - Phượng Châu, kiêm tri châu Thành Châu, tri phủ Tương Dương, nhậm chức Đô thống chế trú trát ngự tiền gia quân Ngạc Châu, Chế trí sứ Hồ Bắc - Kinh Tây, Thừa tuyên sứ An Viễn quân, An phủ sứ Lợi Châu lộ, tri phủ phủ Hưng Nguyên, Đô chỉ huy sứ thị vệ mã quân.

Chú thích

  1. ^ "Tống sử", quyển 366, "Ngô Giới truyện" cho rằng Giới "Về già có nhiều ham muốn, sai người hiến lợi lộc, sắc đẹp ở Thành Đô. Lại ham đan thạch, nên bệnh ho ra máu mà chết". "Tục Tư trị thông giám", quyển 122 "Giới lúc tuổi già ham sắc đẹp, chứa nhiều con gái, lại thích kim thạch, nên bị bệnh ho ra máu mà chết". "Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục" quyển 129 cũng có ghi chép như vậy.

Tài liệu tham khảo

  • "Tống sử", "Ngô Giới truyện"