Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Song”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 31:
* Năm 1960, ông đi học ở Rumanie với 1 năm rưỡi để học virut học tại Viện quốc gia virut học và 6 tháng học về vi khuẩn tại viện Cantacusino nổi tiếng thế giới. Sau này ông lại được tu nghiệp ở Hà Lan về nhiễm trùng gan, tổ chức học về gan, rồi miễn dịch học 4 tháng tại Lausane Thụy Sĩ. Sau khi tốt nghiệp các chuyên khoa sau Đại học ở Rumanie, Hà Lan, Thụy Sĩ, ông trở về nước công tác và được được cử làm chủ nhiệm khoa bệnh nhiễm trùng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô 18 năm (1966-1984).
* Năm 1981, ông được đề bạt lên làm Phó giám đốc và năm 1982 làm giám đốc [[Bệnh viện Hữu nghị]] Việt - Xô. Ông là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật soi ổ bụng và sinh thiết gan cũng như soi ruột già ống mềm tại bệnh viện phục vụ việc chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp và lão thành cách mạng.
* Đầu năm 1984, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Y tế. Là Thứ trưởng bận nhiều công việc, GS. Phạm Song vẫn kiêm Chủ nhiệm Bộ môn truyền nhiễm và đảm bảo trên 170 tiết giảng dạy mỗi năm tại Trường đại học Y Hà Nội. Khi thành lập Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới ông vẫn làm Viện trưởng. Từ năm 1988 đến năm 1992, ông là Bộ trưởng Bộ Y tế. Ông là trường hợp không được Ban chấp hành khóa trước giới thiệu nhưng vẫn trúng cử vào ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Y tế khóa VII.
* Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng Y tế, ông về phụ trách Ban chỉ đạo Chương trình Nước sạch Quốc gia rồi làm Chủ tịch Hội Dân số Kế hoạch hoá Gia đình Việt Nam - một tổ chức phi chính phủ hoạt động bằng nguồn vận động tài trợ và mang tính đoàn thể quần chúng
* Hiện nay ông là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, làm chuyên gia tại Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Ông hiện là thành viên ban lãnh đạo tập đoàn y dược [[Bảo Long]].