Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây sương ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
==Tác giả và tác phẩm==
Vương Thực Phủ là nhà viết [[tạp kịch]] nổi tiếng [[nhà Nguyên|đời Nguyên]], người Đại Đô (nay là [[Bắc Kinh]]), năm sinh năm mất đều chưa rõ<ref name="vedepvanchuong">''101 vẻ đẹp văn chương thế giới và Việt Nam'', Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006"</ref>. Trong đời mình, Vương Thực Phủ sáng tác được khoảng 40 [[kịch bản phim|kịch bản]]<ref name="tdvh2">''Từ điển văn học, bộ mới'', Nhà xuất bản Thế giới, H. 2003, trang 2053.</ref>, trong đó Tây sương ký được viết vào khoảng đời [[Nguyên Trinh]], năm Đại Đức ([[1295]] - [[1307]]),. Đây một tác phẩm tiêu biểu nhất của ông.
 
''Tây sương ký'' vốn xuất phát từ ''"Hội chân ký"'' (会真記, ghi chuyện gặp tiên), còn gọi là ''"Oanh Oanh truyện"'' (''鶯鶯傳''), của [[Nguyên Chẩn]] (''Yuan Zhen'') đời [[nhà Đường|đời Đường]]. Kịch bản cũng cho thấy những ảnh hưởng lớn từ vở ''"Tây sương ký chư cung điệu"'' (|西廂記諸宫調, Các điệu thức âm nhạc của câu chuyện ghi dưới mái Tây) của [[Đổng Giải Nguyên]] đời [[nhà Kim]]<ref name="tdvh2"/>.
 
Bốn hồi cuối của ''Tây sương ký'', theo nghi vấn của [[Kim Thánh Thán]], rất có thể không phải do Vương Thực Phủ viết, mà do [[Quan Hán Khanh]], một nhà văn cùng thời với Vương Thực Phủ chấp bút. Bản dịch của [[Nhượng Tống]] cũng chỉ dịch 16 hồi, đến lúc tan vỡ mối tình Thôi-Trương thì kết thúc<ref name="giaithoai">[http://www.vietmedia.com/literature/giaithoaivanchuong/?ID=71 Điển Tích Truyện Kiều - Thôi, Trương]</ref>.