Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Mataram”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
You-Know-Who (thảo luận | đóng góp)
You-Know-Who (thảo luận | đóng góp)
Dòng 12:
 
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu lịch sử của Indonesia thì cho rằng không có chuyện hai dòng họ cai trị hai nước cùng ở Trung Java. Theo họ, chỉ có một dòng họ cai trị ở Trung Java. Sri Sanjaya theo đạo Hindu Shiva, nhưng con của ông là Panangkaran đã cải đạo và theo Phật giáo Đại thừa và nhiều đời vua tiếp sau cũng theo Phật giáo Đại thừa. Từ thời Pikatan, các đấng cai trị Java lại trở lại theo đạo Hindu Shiva. Giai đoạn các vua theo Phật giáo, Mataram chính là Sailendra.<ref>Poerbatjaraka (1958), tr. 254-264.</ref>
 
Trong phần lớn thời gian, các vua Medang đóng đô ở Mataram, một nơi nào đó trong [[đồng bằng Prambanan]], gần [[Yogyakarta]] và [[Prambanan]] ngày nay. Tuy nhiên, thời vua Rakai Pikatan, kinh đô ở Mamrati. Sau đó, đến thời vua Balitung, kinh đô dời đến Poh Pitu. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn không rõ Mamrati và Poh Pitu chính xác là đâu, chỉ biết là ở [[đồng bằng Kedu]], có thể thuộc phạm vi của các huyện [[Magelang]] hoặc [[Temanggung]]. Đến thời vua Wawa, kinh đô lại dời về Mataram.
 
== Chuyển về phía Đông ==
 
Khoảng năm 929, vua [[Mpu Sindok]] đã dời trung tâm quyền lực của vương quốc từ Trung Java về [[Đông Java]]. Vị vua này là người sáng lập [[triều Isyana]]. Các nhà nghiên cứu lịch sử không chắc chắn vì sao lại có sự di chuyển này. Một giả thuyết có thể là vì núi lửa [[Gunung Merapi]] hoạt động. Dấu tích của việc này còn tìm thấy ở một vài ngôi đền như Sambisari, Morangan, Kedulan, và Pustakasala bị vùi dưới nham thạch của Merapi. Một giả thuyết khác là do bị Srivijaya tấn công. Thung lũng sông [[Brantas]] có một vị trí địa lý quan trọng trong kiểm soát thương mại hàng hải về hướng đông và trong buôn bán gia vị-hương liệu. Đây có thể là động cơ tấn công của Srivijaya.
 
Vua Sindok đã cho dời đô về Tamwlang rồi tiếp tục dời về Watugaluh. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho đó nay là các khu vực Tambelang và Megaluh gần [[Jombang]] ngày nay ở Đông Java. Vua tiếp theo là Dharmawangsa lại cho dời đô về Wwatan, nay là Wotan gần [[Madiun]]. Dharmawangsa cũng chính là người đã ra lệnh biên dịch [[Mahabharata]] sang [[tiếng Java cổ]] vào năm 996.
 
== Tổ chức nhà nước ==