Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương An Thạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.5.2) (robot Thêm: wuu:王安石; sửa cách trình bày
Dòng 23:
'''Vương An Thạch''' ([[Chữ Trung Quốc|chữ Hán]]: 王安石 ''Wang Anshi''; [[18 tháng 12|18/12]]/[[1021]] – [[21 tháng 5|21/5]]/[[1086]]), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 ''Banshan Laoren''), người ở [[Phủ Châu]] – [[Lâm Xuyên]] (nay là huyện Đông Hương, tỉnh [[Giang Tây]]), là một [[nhà văn]] nổi tiếng thời [[nhà Bắc Tống]] và cũng là [[nhà kinh tế]], [[chính trị]] lỗi lạc trong [[lịch sử Trung Quốc]].
 
== Tham gia chính sự lần thứ nhất ==
Ông xuất thân trong gia đình hoạn quan. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ [[tiến sĩ]] năm Khánh Lịch thứ 2 ([[1042]]) đời [[Tống Nhân Tông]]. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lí cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm [[1047]], ông được thăng tri huyện [[Ninh Ba]], tỉnh [[Chiết Giang]]. Năm [[1051]], ông được cử đến [[Thương Châu, Hà Bắc|Thương Châu]] làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm [[1057]], ông làm tri châu [[Thương Châu, Hà Bắc|Thương Châu]], tỉnh [[Giang Tô]]. Năm [[1058]] ông lại được điều đi làm quan hình ngục [[Giang Đông]], trông coi việc tư pháp và hành chính [[Giang Nam]]. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên [[Tống Nhân Tông]], nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng ''tân pháp'' để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của [[nhà Tống]] nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và [[Tống Anh Tông]], sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quên nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.
 
Lúc còn trẻ, ông đã ưa chuộng [[Nho giáo|Nho học]] và dốc lòng vào việc quan. Khi tuổi về già, do việc quan không đắc ý, nên ông đem lòng say mê nghiên cứu Phật học. [[Phật giáo]] lúc bấy giờ thiên về [[Thiền tông]], có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật Trung Quốc [[đời Tống]].
 
== Tham gia chính sự lần thứ hai ==
Năm [[1068]], [[Tống Thần Tông]] lên làm vua, triều đình nhà Tống gặp phải tình huống khủng hoảng về [[quân sự]], [[chính trị]], [[kinh tế]], [[xã hội]]. Tống Thần Tông lên ngôi và triệu ông về kinh đô [[Biện Kinh]], phong làm Hàn lâm viện Học sĩ. Năm [[1069]] ông được thăng Tham tri chính sự. Năm [[1070]], Vương An Thạch được cử làm Tể tướng, đã đề ra chính sách cải cách kinh tế, dựng ra phép "''... Bảo Giáp, Bảo Mã làm dân bớt bị quấy, thêm giàu; làm quốc khố dồi dào, làm binh lực nước mạnh''" nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước và sự uy hiếp của hai nước [[nhà Liêu|Liêu]] – [[nhà Tây Hạ|Hạ]] ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, đồng thời có ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam (trong đó có [[Đại Việt]]). Tân pháp của ông xét theo quan điểm của [[kinh tế học]] hiện đại gần với tính chất của một nền [[kinh tế kế hoạch hóa]] và [[phúc lợi công cộng]]. Để thủ tiêu việc [[đầu cơ tích trữ]] và [[độc quyền]], ông cũng đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v.
 
=== Nội dung tân pháp ===
Vương An Thạch đặt ra 3 phép về việc [[tài chính]] và 2 phép về việc quân binh.
 
* '''Tài chính''':
*# Phép ''thanh miêu'': khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả tiền lại, tính theo lệ nhà nước đã định mà trả tiền lãi.
*# Phép ''miễn dịch'': cho những người dân đinh mà ai phải sưu dịch thì được nộp tiền, để nhà nước lấy tiền ấy thuê người làm.
*# Phép ''thị dịch'': đặt ra một sở buôn bán ở chốn kinh sư, để có những hàng hóa gì dân sự bán không được thì nhà nước mua thu cả lấy mà bán. Những nhà buôn ai cần phải vay tiền thì cho vay, rồi cứ tính theo lệ nhà nước mà trả tiền lãi.
* '''Quân binh''':
*# Phép ''bảo giáp'': lấy dân làm lính. Chia ra 10 nhà làm một bảo, 500 nhà làm một đô bảo. Mỗi bảo có đặt hai người chánh phó để dạy dân luyện tập võ nghệ.
*# Phép ''bảo mã'': nhà nước giao ngựa cho các bảo phải nuôi, có con nào chết thì dân phải theo giá đã định mà bồi thường lại.
 
Tân pháp, hay còn gọi là ''biến pháp'' là những chủ trương cải cách đầy tiến bộ thông qua các đạo luật. Khi năm phép ấy thi hành ra thì sự chống đối của các tầng lớp quan lại lên cao. Họ cho là trái với chế độ và phong tục cũ từ thời [[Tam Hoàng]] - [[Ngũ Đế]] nhất là các quan lại theo cựu đảng như [[Tư Mã Quang]], [[Tô Đông Pha|Tô Thức]], [[Âu Dương Tu]]. Biến pháp Vương An Thạch được tiến hành một thời gian, và bị các thành phần khác ghen ghét, đấu tranh chống lại luật "thu thuế lúc lúa đang xanh" nên ông đã bị bãi chức lần thứ nhất. Giai đoạn từ [[1070]] đến [[1075]], ông mạnh tay thực hiện các biện pháp cải cách của mình.
Dòng 58:
Ông sống cuộc đời giản dị, không ham tiền tài danh vọng. Một danh nhân đương thời tặng ông biệt hiệu "''Xem phú quý như phù vân, một vĩ nhân"''. Ông được người đời sau tôn là một trong "Đường Tống bát đại gia" (tám đại văn hào của đời Đường và đời Tống).
 
== Văn chương ==
Ông là một trong bát đại gia về văn xuôi và thơ phú từ [[thế kỷ 7]] đến [[thế kỷ 13]] ở Trung Quốc, gồm có: [[Hàn Dũ]], [[Liễu Tông Nguyên]] đời [[nhà Đường|Đường]], [[Âu Dương Tu]], [[Tô Tuân]], [[Tô Đông Pha|Tô Thức]], [[Tô Triệt]], [[Tằng Củng]] và ông.
 
=== Thơ ===
Bài thơ Tết Nguyên Đán của ông
{|valign="top"
Dòng 98:
Ngoài ra ông còn để lại nhiều bài khác như [[Minh phi khúc]].
 
=== Giai thoại ===
Giữa Vương An Thạch và [[Tô Đông Pha|Tô Thức]] có một giai thoại lý thú.
 
Dòng 123:
 
Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều.
== Liên kết ngoài ==
 
{{start box}}
{{succession box | trước = (thêm) | chức vụ = [[Tể tướng Trung Quốc]]| năm = [[1070]]–[[1074]] | sau = [[Lữ Huệ Khanh]]}}
{{succession box | trước = [[Lữ Huệ Khanh]] | chức vụ = [[Tể tướng Trung Quốc]]| năm = [[1076]]–[[1076]] | sau = [[Tư Mã Quang]]}}
{{end box}}
{{Đường Tống bát đại gia}}
{{Thời gian sống|sinh=1021|mất=1086}}
 
[[Thể loại:Nhân vật chính trị nhà Tống]]
[[Thể loại:Người Giang Tây]]
Hàng 135 ⟶ 137:
[[Thể loại:Nhà thơ Trung Quốc]]
[[Thể loại:Tể tướng Trung Quốc]]
{{Thời gian sống|sinh=1021|mất=1086}}
 
[[cs:Wang An-š']]
Hàng 154 ⟶ 155:
[[zh-classical:王安石]]
[[war:Wang Anshi]]
[[wuu:王安石]]
[[zh-yue:王安石]]
[[zh:王安石]]