Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây du ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Dòng 35:
 
== Nội dung ==
Trong tiểu thuyết, [[Huyền Trang|Trần Huyền Trang]] (陳玄奘) được [[Quan Âm|Quan Âm Bồ Tát]] bảo đến Tây Trúc ([[Ấn Độ]]) thỉnh kinh [[Phật giáo]] mang về Trung Quốc. Theo ông là ba3 đệ tử - một khỉ đá tên [[Tôn Ngộ Không]] (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên [[Trư Bát Giới|Trư Ngộ Năng]] (豬悟能) và một thủy quái tên [[Sa Tăng|Sa Ngộ Tĩnh]] (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của [[Long vương|Long Vương]] ([[Bạch Long Mã]]).
 
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở [[biển Hoa Đông]], xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Tổ Như Lai]] bắt nhốt trong [[Ngũ Hành Sơn|núi Ngũ Hành]] 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một [[Tỉ-khâu|nhà sư]] ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi [[hoàng đế]] thoát chết.
 
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...
Dòng 146:
 
== Vị trí, tác giả ==
Một số [[học giả]] cho rằng tiểu thuyết [[châm biếm]] sự suy yếu của chính quyền Trung Hoa thời đó. Nó là [[tác phẩm văn học]] với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với ''[[Hồng lâu mộng|Hồng Lâu Mộng]]'' của ''[[Tào Tuyết Cần]]'', ''[[Thủy hử|Thủy Hử]]'' của ''[[Thi Nại Am]]'' và ''[[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc Diễn Nghĩa]]'' của ''[[La Quán Trung]]'').
 
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng [[hình ảnh]] kết hợp của thầy trò [[Huyền Trang|Tam Tạng]] lại ẩn giấu một khái niệm quan trọng về [[Tâm (Phật giáo)|tâm]]. Mỗi nhân vật từ [[Huyền Trang|Đường Tam Tạng]] đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của tâm.
 
*[[Bạch Long Mã]]: Ngựa tượng trưng cho xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo. Bạch Long Mã là một người quân tử, khôi ngô tuấn tú song vì quá mê tửu sắc nên khi bị người tình phản bội đã nông nỗi đập nát báu vật mà [[Ngọc Hoàng Thượng đế]] ban cho. Khi phò giá Đường Tăng ông là một con ngựa. Nên pháp danh của ông là Ngộ Ký
*[[Sa Tăng]]: là tính cần cù, nhẫn nại. Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới đã trăm lần ngàn lượt đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
*[[Trư Bát Giới]]: là tính tham và dục, những tâm tính [[bản năng]]. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế mà pháp danh của Bát giới là Ngộ năng.
*[[Tôn Ngộ Không]]: tượng trưng cho trí, lý trí. [[Lý trí]] phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống [[biển]], quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng "Lão Tôn" là tính kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghênh ngang không chịu quỳ, ăn nói bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí vì những "thuộc tính" như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.
*[[Huyền Trang|Đường Tăng]]: tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ, ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tề thiên cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường tăng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chiều theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.