Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biligtü Khan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
 
== Cai trị ==
Sau khi chính thức đăng cơ, Chiêu Tông dời đô về Karakorum và đặt niên hiệu mới là Tuyên Quang (宣光, 1371–1378). Đế quốc Nguyên lúc này sau khi bị [[nhà Minh]] đánh đuổi khỏi Trung Quốc, vẫn còn tàn dư tại quê nhà Mông Cổ và vẫn còn duy trì một thế lực khá mạnh, lãnh thổ trải dài từ miền Bắc Trung Hoa tới khu vực [[Tân Cương]]. Cùng lúc đó, Chiêu Tông bổ nhiệm [[Vương Bảo Bảo]] làm tổng tư lệnh quân đội của Bắc Nguyên.
 
Trong những năm đầu sau khi nhà Nguyên mất đi Trung Quốc, sự đe dọa của nhà Minh là rất thường trực. Hoàng đế [[Minh Thái Tổ|Hồng Vũ]] ( Minh Thái Tổ ) đã nhiều lần đề nghị nhà Nguyên triệt thoái lực lượng quân sự của mình nhưng không thành công. Đến năm 1372, hoàng đế nhà Minh đã đưa 15 vạn quân đến xâm lấn vào lãnh thổ Bắc Nguyên. Chiêu Tông đối phó cuộc tấn công của quân Minh bằng cách sai Vương Bảo Bảo đem quân đánh trực diện vào đạo trung quân của quân Minh. Đạo quân này của quân Minh đã tiến đến sông Kuul chỉ trong vòng 20 ngày, tuy nhiên đã bị Vương Bảo Bảo đánh bại, viên tướng Minh chỉ chạy thoát cùng với rất ít quân sĩ của mình. Cánh quân phía đông tiến tới sông Khắc Lỗ Luân ( Kherlen ), cướp bóc dọc đường, nhưng đã bị đánh bại và phải triệt thoái về Orkhon và tại đây một trận chiến đẫm máu khác đã diễn ra. Đạo quân Minh này đã lại bị đánh bại và sau đó hoàn toàn thất bại trong trận chiến cuối cùng ở gần kinh đô Karakorum. Đạo quân phí tây tuy giành được một số chiến thắng không đáng kể, nhưng sau những tin tức chiến bại gửi về từ hai đạo quân khác, cánh quân này cũng đã phải rút lui.
 
Trong trận chiến lần này, Chiêu Tông cũng đã gửi thư tới quốc vương nước chư hầu Cao Ly [[Cung Mẫn Vương]], đề nghị Cao Ly gửi quân cùng tham chiến với quân Nguyên. Trong bức thư này có viết : <blockquote>" Ôi quốc vương, người cũng là một hậu duệ của [[Thành Cát Tư Hãn]] như trẫm. Cho nên, trẫm mong người hãy cùng chúng ta thiết lập công lí và sự thật ở trần thế này."</blockquote>Đối nghịch với thái độ của Chiêu Tông, Cung Mẫn Vương từ chối giúp đỡ và bắt đầu thi hành chính sách ngoại giao đối địch với vương triều Bắc Nguyên, lấy lại đất đai của Cao Ly vốn nằm trong sự kiểm soát của nhà Nguyên từ thập niên 1270. Phái thân Mông Cổ trong triều đình Cao Ly do Lý Nhân Nhậm ( Yi Im-in ) đứng đầu không đồng tình và đã giết chết Cung Mẫn Vương vào năm 1374. Họ phái sứ giả Cao Ly đến Liêu Dương để cầu phong cho vị vua mới [[Cao Ly U Vương|U Vương]] - con bù nhìn của Lý Nhân Nhậm và Chiêu Tông nhanh chóng thừa nhận sự hợp pháp ngôi vị của U Vương. Sau khi đã công nhận vị vua mới của Cao Ly, Chiêu Tông một lần nữa đề nghị nước này gửi quân đến tham chiến để mở một cuộc tấn công vào các pháo đài của quân Minh ở biên giới nhưng một lần nữa triều đình Cao Ly từ chối lời đề nghị của nhà Nguyên.
 
Quân Bắc Nguyên đã giành một số chiến thắng quân sự đáng kể sau đó khi chinh phục được một số vùng đất tại [[Liêu Ninh]][[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]] năm 1373, đẩy lùi quân Minh khỏi [[Liêu Đông]]. Nạp Cáp Xuất, một viên quan Mông Cổ tại tỉnh Liêu Dương đã xua quân vào bán đảo Liêu Đông nhằm mục đích khôi phục tầm ảnh hưởng của người Mông Cổ lên Cao Ly và thành công với sự giúp sức của những người Nữ Chân. Triều đình nhà Minh đã phải ngưng thực hiện những cuộc tấn công vào nhà Bắc Nguyên. Năm 1375, viên tướng giỏi nhất và nhiều công trạng của Chiêu Tông, Vương Bảo Bảo đã qua đời. Sau đó ba năm, Chiêu Tông cũng băng hà, ở ngôi được 8 năm, hưởng dương 40 tuổi. Em trai của ông là Thoát Cổ Tư Thiếp Mộc Nhi đăng cơ, tức là [[Nguyên Ích Tông|Nguyên Hậu chủ]] hay Ô Tát Cáp Nhĩ Hãn.
 
== Trong văn hóa ==