Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đô đốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 14:
Tại Việt Nam, vào năm Quang Thái, [[nhà Trần]] có đặt chức Đô đốc ở cấp lộ. Tháng 12 năm [[Tân Tỵ]] ([[1461]]), [[Lê Lộng]] được bổ dụng làm Đô đốc Bình chương quân quốc trọng sự. Đầu thời [[nhà Lê]] chức Đô đốc đứng đầu võ ban, Bình chương quân quốc trọng sự, là bậc [[Tể tướng]]. Tháng 4 năm [[Bính Tuất]] ([[1466]]), triều đình bắt đầu đặt 5 phủ là Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ và Bắc quân phủ cũng gọi là [[Ngũ quân Đô đốc]] phủ. Có các chức Tả/Hữu đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự, chuyên giữ việc quân. Quan chế đời Hồng Đức cho Tả/Hữu Đô đốc trật Tòng Nhất phẩm, ngang với [[Tam thiếu]]. Đến đời Bảo Thái, đô đốc cho Tòng Nhất phẩm, ngang với [[Thái tử tam thái]]
 
Danh xưng Đô đốc chỉ sử dụng trên thực tế để chỉ cấp bậc sĩ quan hải quân cao cấp tại Việt Nam từ sau năm 1964 theo quy định danh xưng cấp bậc [[Hải quân Việt Nam Cộng hòa]], theo đó cấp bậc tướng lĩnh hải quân được phân thành cấp bậc Thủy sư Đô đốc, Đô đốc, Phó đô đốc, Đề đốc và Phó đề đốc. Tuy nhiên, sĩ quan đầu tiên và duy nhất trong Hải quân Việt Nam Cộng hòa "chạm đến" cấp bậc Đô đốc là [[Chung Tấn Cang]] với cấp bậc [[Phó đô đốc]]. Đối với [[Hải quân Nhân dân Việt Nam]], mãi đến năm 1981, cấp bậc Đô đốc mới được quy định chính thức cùng với các cấp bậc Phó đô đốc và [[Chuẩn đô đốc]].
 
== Ngày nay ==