Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Nhật Duật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 70:
Năm 1314, Trần Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Mạnh, tức vua [[Trần Minh Tông]]. Tháng 4 âm lịch năm 1324, Minh Tông phong Trần Nhật Duật làm ''Tá thánh Thái sư''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=233}} Đến ngày 7 tháng 2 âm lịch năm [[1329]], Minh Tông truyền ngôi cho thái tử Vượng, tức vua [[Trần Hiến Tông]]. Hiến Tông thăng Nhật Duật lên tước ''Chiêu Văn Đại vương''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=237}}
 
Ông là bậc thân vương tôn quý, làm quan qua 4 đời vua, ba lần coi giữ trấn lớn. Dù đã có nhiều công lao, lại là tôn thất hoàng gia nhưng Trần Nhật Duật làm việc rất giỏi và ngay thẳng. Vợ ông là [[Trinh Túc phu nhân]] có lần nhờ ông một việc riêng. Ông gật đầu, nhưng đến khi ra phủ, người giúp việc đem việc ấy ra trình, ông không cho. Do ông có tài chính trị, cho nên dù nhà ông ngày nào cũng tổ chức vui chơi, hát xướng, ông vẫn không bị ai coi là phóng dật. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: ''"So với [[Quách Tử Nghi]] tột cùng xa xỉ mà không ai chê, ông (tức Nhật Duật) cũng gần được như thế"''. {{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=241-243.}}{{sfn|Phan Huy Chú|2007a|p=370}}
 
Trần Nhật Duật còn được mô tả là người nhã nhặn, độ lượng, khoan dung, mừng giận không lộ ra sắc mặt. Trong nhà không chứa roi vọt để đánh gia nô, nếu có đánh thì trước khi đánh bao giờ ông cũng vạch tội rõ ràng. Một lần có kẻ kiện gia tỳ của ông với Quốc phụ thượng tể [[Trần Quốc Chẩn]]. Quốc Chẩn sai người đến bắt. Người gia tỳ chạy vào trong phủ. Người đi bắt đuổi đến giữa nhà, bắt trói ầm ỹ. Phu nhân khóc, nói: ''"Ông là tể tướng mà Bình chương cũng là tể tướng, chỉ vì ân chúa nhân từ nhu nhược nên người ta mới coi khinh đến nước này"''. Ông vẫn tự nhiên, chẳng nói gì, sai người bảo gia tỳ rằng: ''"Ngươi cứ ra, đâu đâu cũng đều có phép nước"''. Trong một lần khác, một gia nô của ông đang giữ thuyền thì bị gia đồng của Quốc Chẩn đánh. Khi có người thuật lại việc này với ông, ông chỉ hỏi: ''"Có chết không?"'', và sau khi biết là người gia nô chỉ bị thương, ông trả lời: ''"Không chết thì thôi, mách làm gì!"''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=241-243.}}