Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Nam Phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Nông nghiệp: typo rộng ~ rỗng
Dòng 104:
{{SouthAfrica state}}
 
Nam Phi có một số trong những địa điểm khảo cổ học cổ nhất tại châu Phi. Những tàn tích [[hóa thạch]] lớn tại [[Sterkfontein]], [[Kromdraai]] và các hang Makapansgat cho thấy nhiều giống [[người vượn phương Nam]] đã tồn tại tại Nam Phi từ khoảng ba triệu năm trước. Tiếp sau đó là nhiều giống ''Người'' (homo), gồm ''[[Homo habilis]]'', ''[[Người đứng thẳng|Homo erectus]]'' và con người hiện đại, ''[[Loài người|Homo sapiens]]''. Những [[Các sắc tộc người Bantu tại Nam Phi|cư dân]] nông nghiệp và chăn thả nói [[Các ngôn ngữ Bantu|tiếng Bantu]], sử dụng công cụ [[sắt]], đã di cư về phía nam [[Sông Limpopo]] vào Nam Phi ngày nay từ thế kỷ thứ tư hay thứ năm ([[Cuộc bành trướng Bantu]]) thay thế những người nói tiếng Khoi và San bản xứ. Họ chậm chạp tiến về phía nam và những đồ sắt sớm nhất tại [[KwaZulu-Natal|Tỉnh KwaZulu-Natal]] ngày nay được cho là có niên đại từ khoảng năm 1050. Nhóm tiến xa nhất về phía nam là người [[Xhosa]], ngôn ngữ của họ đã tích hợp một số nét ngôn ngữ riêng của người Khoi và San trước đó, tiến tới [[Fish River, Eastern Cape|Fish River]], tại [[Đông Cape|Tỉnh Eastern�Đông Cape]] ngày nay. Những dân cư [[Thời đại đồ sắt]] đó chiếm chỗ những người [[săn bắt và hái lượm|săn bắn hái lượm]] tại đó.
[[Tập tin:Charles Bell - Jan van Riebeeck se aankoms aan die Kaap.jpg|phải|250px|nhỏ|Bức tranh mang tính tiểu thuyết hóa câu chuyện về sự đặt chân tới vùng đất của [[Jan van Riebeeck]]]]
 
Dòng 115:
Để giải quyết tình trạng thiếu nhân công tại Cape [[nô lệ]] được đưa đến từ [[Indonesia]], [[Madagascar]], và [[Ấn Độ]]. Hơn nữa, những lãnh đạo gây rắc rối, thường có dòng dõi vua chúa, bị trục xuất từ các thuộc địa Hà Lan tới Nam Phi. Nhóm những nô lệ này cuối cùng trở thành nhóm dân số hiện tự gọi mình là "[[Cape Malays]]". [[Cape Malays]] theo truyền thống được những kẻ thực dân châu Âu cho có địa vị xã hội cao hơn - nhiều người trong số họ trở thành những chủ đất giàu có, nhưng cũng dần bị tước quyền sở hữu khi chế độ [[Apartheid]] phát triển. Những giáo đường của người Cape Malay tại [[Quận Sáu]] được giữ nguyên, và hiện là những công trình tưởng niệm về sự phá hoại đã xảy ra trước đó xung quanh chúng.
 
Đa số hậu duệ của những nô lệ đó, thường có quan hệ hôn nhân với những người định cư Hà Lan, sau này được xếp hạng cùng với người Khoikhoi (còn gọi là Khoisan) thành [[Người da màu Cape]]. Cùng được phân loại trong nhóm [[Người da màu Cape]] còn có người [[Xhosa]] và các sắc tộc Nam Phi khác, vì thế hiện họ chiếm khoảng 50% dân số [[Tây Cape|Tỉnh Tây Cape]].
 
[[Vương quốc Anh]] đã nắm quyền kiểm soát vùng [[Mũi Hảo Vọng]] năm 1795 bề ngoài là để ngăn nó không rơi vào tay người Pháp thời [[Napoléon Bonaparte|Napoleon Bonaparte]] nhưng cũng là để tìm cách biến [[Cape Town]] thành một điểm dừng chân trên con đường tới Australia và Ấn Độ. Vùng này được trả lại cho Hà Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó [[Công ty Đông Ấn Hà Lan]] tuyên bố phá sản, và người Anh đã sáp nhập Thuộc địa Cape năm 1806. Người Anh tiếp tục các cuộc chiến tranh biên giới chống lại người Xhosa, đẩy biên giới phía đông lùi ra xa hơn thông qua một loạt những pháo đài được thiết lập dọc Sông Fish và củng cố chúng bằng cách khuyến khích [[Những người định cư năm 1820|người Anh tới định cư]]. Vì áp lực của các phong trào [[bãi nô]] tại Anh, nghị viện Anh lần đầu tiên ngừng công việc [[buôn bán nô lệ]] trên quy mô thế giới của họ năm 1806, sau đó xóa bỏ chế độ nô lệ tại tất cả các thuộc địa của họ năm 1833.
Dòng 124:
Người Boers kháng cự mạnh mẽ, nhưng cuối cùng người Anh với quân số vượt trội, chiến thuật hiện đại và những đường cung cấp hậu cần bên ngoài đã tiêu diệt các lực lượng Boers. Cũng trong cuộc chiến này, người Anh đã sử dụng các chiến thuật [[Trại Tập trung]] và [[Tiêu Thổ]] gây nhiều tranh cãi. [[Hiệp ước Vereeniging]] xác định chủ quyền đầy đủ của Anh trên toàn bộ các nước cộng hòa Nam Phi và chính phủ Anh chấp nhận chi trả khoản nợ chiến phí 3 000 000 [[Bảng Anh|£]] cho các chính phủ người Nam Phi gốc Âu. Một trong những điều khoản chính của hiệp ước chấm dứt chiến tranh là 'Người da đen' sẽ không được phép bầu cử, ngoại trừ tại Thuộc địa Cape.
 
Sau bốn năm đàm phán, [[Liên minh Nam Phi]] được thành lập từ các thuộc địa [[Thuộc địa Cape|Cape]] và [[Tỉnh KwaZulu-Natal|Natal]], cũng như các nước cộng hòa thuộc [[BangNhà Orangenước FreeTự do Orange]] và [[Transvaal]], ngày [[31 tháng 5]] năm [[1910]], chính xác tám năm sau khi Cuộc chiến tranh Boer lần thứ Hai chấm dứt. Liên minh Nam Phi mới được thành lập là một [[Lãnh thổ tự trị trong khối Liên hiệp Anh]]. Năm 1934, [[Đảng Nam Phi]] và [[Đảng Quốc gia (Nam Phi)|Đảng Quốc gia]] hợp nhất để hình thành nên [[Đảng Thống nhất (Nam Phi)|Đảng Thống nhất]], tìm cách hòa giải giữa những người Nam Phi gốc Âu và những người 'Da trắng' nói [[tiếng Anh]], nhưng đảng đã bị chia rẽ năm 1939 về vấn đề gia nhập [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] của Liên minh với tư cách một đồng minh của [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]], một động thái mà Đảng Quốc gia phản đối kịch liệt.
 
Năm 1948 [[Đảng Quốc gia (Nam Phi)|Đảng Quốc gia]] trúng cử và nắm quyền lực, và bắt đầu [[Lịch sử Nam Phi thời kỳ apartheid|áp đặt một loạt bộ luật phân biệt đối xử nặng nề]] sau này sẽ được gọi chung là chế độ [[apartheid]]. Không đáng ngạc nhiên, sự phân biệt đối xử này cũng được áp dụng đối với tài sản có được trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở thập niên 1950, '60, và '70. Tuy cộng đồng thiểu số Da trắng có được [[mức sống]] cao nhất trên toàn bộ châu Phi, thường được so sánh ngang bằng với các quốc gia phương Tây thuộc "[[Thế giới thứ Nhất]]", đa số người Da đen vẫn sống ở tình trạng nghèo khổ theo mọi tiêu chuẩn, gồm thu nhập, giáo dục, nhà ở và tuổi thọ. Tuy nhiên, thu nhập trung bình và tuổi thọ trung bình của người da đen, 'Ấn Độ' hay 'da màu' Nam Phi vẫn cao hơn rất nhiều quốc gia châu Phi với chính phủ da màu khác như [[Ghana]] và [[Tanzania]].
Dòng 175:
|colspan="2"|'''Tổng'''||align=right|'''1.220.813'''||align=right|'''49.991.300'''
|}
Khi chế độ apartheid chấm dứt năm 1994, chính phủ Nam Phi đã phải tích hợp các [[Bantustan]] độc lập và bán độc lập trước đó vào cơ cấu chính trị Nam Phi. Để thực hiện điều này, chính phủ đã xóa bỏ bốn tỉnh Nam Phi trước đó ([[Tỉnh Cape]], [[Tỉnh KwaZulu-Natal|Natal]], [[BangTỉnh Nhà nước Tự do Orange|Tỉnh Orange Free State]], và [[Transvaal (tỉnh)|Transvaal]]) và thay thế chúng bằng chín tỉnh mới hoàn toàn. Các tỉnh mới thường nhỏ hơn tỉnh cũ, và trên lý thuyết mang lại cho các chính phủ địa phương nhiều nguồn tài nguyên trên một diện tích nhỏ hơn.
 
Chín tỉnh được chia nhỏ tiếp thành [[Quận Nam Phi|52 quận]]: [[Đô thị (Nam Phi)|6 khu đô thị]] và [[Đô thị cấp quận (Nam Phi)|46 đô thị cấp quận]]. 46 đô thị cấp quận được chia tiếp thành [[Thành phố Nam Phi|231 thành phố địa phương]]. Các đô thị cấp quận cũng gồm 20 vùng quản lý quận. Sáu khu đô thị vừa có chức năng như các quận vừa như đô thị cấp quận. Các tỉnh mới gồm:
Dòng 186:
Nam Phi giáp biên giới với [[Botswana]] - 1.840 km, [[Lesotho]] - 909 km, [[Mozambique]] - 491 km, [[Namibia]] - 967 km, [[Swaziland]] - 430 km, và [[Zimbabwe]] - 225 km. Nó có bờ biển dài 2.798 km.
 
Trái ngược với quan niệm thông thường của mọi người, Nam Phi có khí hậu nói chung [[khíÔn hậu ôn hòađới|ôn hòa]], một phần nhờ nó được bao quan bởi [[Đại Tây Dương]] và [[Ấn Độ Dương]] ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại [[nam bán cầu|bán cầu nam]] với thời tiết dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía bắc (về hướng [[xích đạo]]) và trong lục địa. Vì những ảnh hưởng địa hình và hải dương này, Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu.
 
Các vùng khí hậu khá khác biệt, từ [[hoang mạc|sa mạc]] khô cằn phía nam [[Sa mạc Namib|Namib]] tại cực tây bắc tới kiểu khí hậu [[cận nhiệt đới]] tươi tốt ở phía đông dọc biên giới với [[Mozambique]] và [[Ấn Độ Dương]]. Từ phía đông, địa hình nhanh chóng chuyển thành [[núi|núi non]] [[dựng đứng]] về hướng [[cao nguyên]] nội địa được gọi là [[Thảo nguyên cao]]. Thậm chí Nam Phi bị xếp hàng là [[bán khô cằn]], có khá nhiều khác biệt về [[khí hậu]] cũng như [[địa hình]].
Dòng 192:
Nội địa Nam Phi là một vùng [[cao nguyên đất sét]] [[bụi rậm]] rộng lớn, phẳng và dân cư thưa thớt, khí hậu khô hơn về hướng tây bắc dọc theo xa mạc Namib. Trái lại, ở bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước với kiểu khí hậu nhiệt đới. Cực tây nam có khí hậu rất giống với kiểu khí hậu [[Địa Trung Hải]] với mùa đông ẩm và mùa hè khô, là nơi có [[Quần xã sinh vật]] [[Fynbos]] nổi tiếng. Khu vực này cũng là nơi sản xuất ra đa số các loại [[rượu]] Nam Phi. Vùng này cũng vì loại gió tại đó, thổi không liên tục suốt năm. Sự dữ dội của loại gió này khiến việc đi ngang qua [[Mũi Hảo Vọng]] trở nên đặc biệt khó khăn cho các thủy thủ, gây ra nhiều vụ [[đắm tàu]]. Xa hơn về phía đông của bờ biển phía nam đất nước, lượng mưa được phân bố đồng đều suốt năm khiến phong cảnh xanh tươi. Vùng này thường được gọi là [[Garden Route]].
 
[[Bang Orange Free|Bang FreeState]] đặc biệt bằng phẳng nhờ nó nằm trên cao nguyên. phía bắc [[Vaal|Sông Vaal]], Thảo nguyên cao được cung cấp nhiều nước hơn và không có kiểu thời tiết đặc biệt nóng cận nhiệt đới. [[Johannesburg]], tại trung tâm Thảo nguyên cao, ở độ cao 1740 [[mét]] (5.709 [[foot|ft]]) và có lượng mưa trung bình hàng năm 760 milimét (30 [[inch|in]]). Mùa đông tại vùng này lạnh, dù [[tuyết]] khá hiếm.
 
Tới phía bắc Johannesburg, độ cao giảm về hướng vách đứng Thảo nguyên cao, và chuyển về hướng Thảo nguyên cây bụi thấp hơn, một vùng pha trộn giữa những khu rừng khô và phong phú về động thực vật hoang dã. phía đông Thảo nguyên cao, về hướng vách đứng phía đông, Thảo nguyên thấp trải dài về phía [[Ấn Độ Dương]]. Vùng này có nhiệt độ đặc biệt cao, và cũng là nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp cận nhiệt đới. Các dãy núi [[Barberton]] [[dải Greenstone]] tại thảo nguyên thấp là những dãy núi già nhất trên Trái Đất, có niên đại từ 3.5 tỷ năm trước. Bằng chứng sớm nhất về cuộc sống (có niên đại 3.2 - 3.5 triệu năm) đã được tìm thấy tại những dãy núi này.
 
[[Drakensberg|Dãy núi cao Drakensberg]], hình thành nên dốc đứng đông nam Thảo nguyên cao, là nơi có thể tổ chức môn [[trượt tuyết]] vào mùa đông. Nhiều người cho rằng địa điểm lạnh nhất Nam Phi là [[Sutherland, NamBắc PhiCape|Sutherland]] ở phía tây [[Núi Roggeveld]], nơi nhiệt độ vào giữa mùa đông có thể xuống tới −15 độ [[Độ Celsius|C]] (5 °[[Độ Fahrenheit|F]]). Trên thực tế, nơi lạnh nhất là Buffelsfontein, tại quận Molteno thuộc Đông Cape. Buffelsfontein đã ghi nhận nhiệt độ −18.6 độ [[Độ Celsius|C]] (-1.5 °[[Độ Fahrenheit|F]]).<ref>{{Chú thích web|
url=http://www.weathersa.co.za/Pressroom/2005/2005Jun30ColdestPlaceInSA.jsp|
title=Coldest Place in South Africa|
Dòng 207:
[[Tập tin:Fynbos.jpg|nhỏ|phải|250px|[[Fynbos]], một vương quốc thực vật độc nhất tại Nam Phi, gần [[Cape Town]]]]
 
Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là [[Quốc gia rất đa dạng sinh thái|rất đa dạng sinh thái]]. Nước này có hơn 20.000 loài [[cây cỏ]] khác nhau, hay khoảng 10% tất cả các [[giống loài]] thực vật được biết trên [[Thếthế giới]]. Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế giới, sau [[Brasil]] và [[Indonesia]] và có mức đa dạng sinh thái cao hơn bất kỳ một quốc gia nào có diện tích tương đương hoặc nhỏ hơn (Brazil lớn gần gấp bảy lần Nam Phi, và Indonesia lớn hơn 50%).
 
Quần xã sinh vật ưu thế tại Nam Phi là [[đồng cỏ]], đặc biệt trên [[Thảo nguyên cao]], nơi mặt đất được bao phủ chủ yếu bởi nhiều loài [[cỏ]], [[cây bụi]] thấp, và [[chi Keo|cây keo]], chủ yếu là camel-thorn và táo gai. [[Cây cỏ]] trở nên thưa thớt hơn ở phía tây bắc vì [[giáng thủy#Lượng mưa|lượng mưa]] thấp. Có nhiều loài [[cây mọng nước]] như [[lô hội]] và đại kích ở vùng [[Namaqualand]] rất nóng và khô. Các [[đồng cỏ|thảo nguyên]] cỏ và táo gai dần chuyển thành thảo nguyên cây bụi về phía đông bắc đất nước, với mật độ cây dày hơn. Có một số lượng khá lớn cây [[bao báp]] trong vùng này, gần điểm cuối phía bắc [[Công viên Quốc gia Kruger]].<ref>[http://www.southafrica-travel.net/pages/e_plants.htm Plants and Vegetation in South Africa], South Africa Online Travel Guide.</ref>
Dòng 213:
[[Quần xã sinh vật|Quần xã]] [[fynbos]], chiếm ưu thế tại [[vùng thực vật Cape]], một trong sáu [[tỉnh vùng thực vật|vương quốc thực vật]], nằm trong một vùng nhỏ tại [[Tây Cape]] và sở hữu trên 9.000 loài, khiến nó trở thành một trong những vùng thực vật phong phú nhất trên thế giới. Đa số các loài cây là cây lá cứng xanh tốt với lá dạng kim nhỏ, như những cây [[sclerophyllous]]. Một loại cây độc hữu của Nam Phi là giống hoa [[protea]]. Có khoảng 130 loài protea tại Nam Phi.
 
Tuy Nam Phi có rất nhiều loài hoa, nhưng nước này lại sở hữu ít [[rừng]]. Chỉ 1% diện tích Nam Phi được dừng bao phủ, hầu như chỉ tập trung tại vùng [[đồng bằng ven biển]] [[ẩm]] dọc [[Ấn Độ Dương]] tại [[KwaZulu-Natal]] (xem [[Rừng ven biển KwaZulu-Cape]]). Thậm chí còn có những khu bảo tồn rừng rất nhỏ không bao giờ gặp nguy cơ hỏa hoạn, được gọi là rừng trên núi (xem [[Rừng trên núi Knysna-Amatole]]). [[Canh tác]] các loài cây nhập khẩu là hoạt động chủ yếu, đặc biệt là [[bạch đàn]] và [[chi Thông|thông]]. Nam Phi đã mất nhiều khu môi trường sống tự nhiên rộng lớn trong bốn thập kỷ gần đây, chủ yếu vì nạn [[nhân mãn]], tình trạng phát triển và sự [[phá rừng]] trong thế kỷ mười chín. Nam Phi là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới trước sự xuất hiện của các giống loài ngoại lai (ví dụ [[Keokeo đen]], Port Jackson, [[Hakea]], [[Câycây cứt lợn]] và [[Lanlan dạ hương]]) đặt ra một mối đe dọa lớn với [[đa dạng sinh thái]] bản địa và đã gây ra tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên nước. [[Rừng ôn đới]] trước kia đã bị những người định cư châu Âu tới Nam Phi khai thác cạn kiệt và hiện chỉ còn sót lại vài khu nhỏ. Hiện tại, các loài cây [[gỗ cứng]] tại Nam Phi như [[Hoànghoàng đàn]] ''(Podocarpus latifolius)'', [[stinkwood]] ''(Ocotea bullata)'', và [[Limlim đen]] ''(Olea laurifolia)'' Nam Phi đang được chính phủ bảo vệ.
 
Nhiều loài [[lớp Thú|động vật có vú]] sinh sống tại các [[thảo nguyên cây bụi]] gồm [[sư tử]], [[báo]], [[tê giác trắng]], [[Blue Wildebeest]], [[linh dương kudu]], [[linh dương châu Phi]], [[linh cẩu]], [[hà mã]], và [[hươu cao cổ]]. Có một quần thể sinh vật thảo nguyên cây bụi rất đáng chú ý ở phía đông bắc như [[Vườn quốc gia Kruger]] và Khu dự trữ [[Mala Mala]], cũng như ở vùng cực bắc tại [[Sinh quyển Waterberg]].