Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuốc lá”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Đôi khi người ta sử dụng tẩu để hút thuốc. Thuật ngữ "điếu thuốc", thường được dùng để chỉ một điếu thuốc lá, nhưng cũng có thể chỉ các vật khác có chứa lá thơm, ví dụ như [[cần sa]]. Do người ta tin tưởng rằng (và cũng được khoa học chứng minh trong trường hợp cụ thể có [[tuổi thọ]] ngắn đi khi nguy cơ [[ung thư phổi]] tăng lên) các sản phẩm thuốc lá gây đoản thọ, rất nhiều nước đã cho in lời cảnh báo về sức khỏe bằng phông chữ lớn ở mặt trước và mặt sau mỗi bao thuốc để báo động về tác hại của việc hút thuốc, đồng thời cấm mọi quảng cáo để bán thuốc lá...
==Lịch sử==
Theo ''[[Vân đài loại ngữ]]'', thì "câythuốc lá gọi là '''yên thảo''' (煙草), xuất xứ đất [[Mân]], người ở biên cảnh hay mắc phong hàn, không có nó thì không chữa được, có người đổi một con [[ngựa]] lấy một cân thuốc ấy. Cây thuốc lá nguyên sản xuất ở [[Luzon|Lữ Tống]], thực tên nó là '''tạm-ba-cô''', vốn là thứ rau mọc ở bờ [[ao]] [[hồ]] như cây [[lan]]. [[Sách]] cũng cho biết, "cuối đời [[Sùng Trinh]], năm [[Quý Mùi]], hạ lệnh cấm thuốc lá, ai lén trồng thì phạm tội đồ. Nhưng mối lợi trọng hơn [[luật pháp]], nên dân phần nhiều không tuân thượng chỉ. Sau lại ban lệnh, hễ ai phạm cấm thì chém, nhưng binh sĩ đóng ngoài biên bị chứng hàn khó khỏi, không thuốc nào chữa nổi [ngoài thứ ấy], đành bỏ cấm". Lại nói "Mới đây, triều [[Càn Long]], năm [[Mậu Dần]], có [[Ngô Khi Khác]] làm sách ''[[Bản thảo tòng tân]]'' liệt thuốc hút vào hạng độc thảo, tính nó cay nóng, trị được các chứng phong hàn, tê thấp, trệ khí, đọng đờm, sơn lam chướng khí. Khói thuốc vào mồm không theo thường độ, một lúc nó chạy khắp người làm cho [[cơ thể]] thống khoái, thay được [[rượu]] [[trà]], suốt đời không ngán, cho nên người ta còn gọi thuốc hút là '''tương tư thảo''' (相思草). Nhưng hơi lửa nung hấu, hao huyết tổn thọ, mà người ta không biết".
=== Chế biến ===
[[Tập tin:Zwei zigaretten.jpg|nhỏ|200px|Thuốc lá có đầu lọc]]