Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Thì Điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
Trích ý kiến của:
*Phạm Văn Ánh trong ''Từ Điển [[văn học]]'' (bộ mới):
:''Ngô Thì Điển sinh trưởng trong một gia đình sa sút ở thời loạn lạc. Cảm giác "thân khốn, nhà nghèo, nước loạn" luôn thường trực và chi phối nhiều tác phẩm của ông. Ngoài ra, ông cũng hay trăn trở về kiếp nhân sinh ngắn ngủi (như ''Khóc tiên muội Kim Đài''), mong muốn phá chấp, cho “tấm lòng không bị câu thúc vì phép tắc nào cả” để trở về với bản chất hồn nhiên của mình (như'' Túy ngâm'').
:Trong ''Dưỡng chuyết thi văn'', ông cũng dành khá nhiều bài vịnh về các danh lam thắng cảnh, nhưng lại mang đậm chất triết lý, chừng như có chút nuối tiếc về một thời đã qua (như: ''Phật tích tự, Tây Phương sơn tự, Lữ đình dạ phú'',...). Nhìn chung, thơ ông giàu suy tư, ẩn chưa một thái độ ngang tàng khinh bạc. Phần nhiều các bài đều mang âm hưởng trầm buồn, lời thơ giản dị...<ref>Lược theo Phạm Văn Ánh, ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 1080.</ref>
 
*Nguyễn Thạch Giang trong ''Văn học [[thế kỷ 18]]'':
:''Phần lớn sáng tác của ông được viết ra dưới thời [[nhà Nguyễn|Nguyễn]], nhưng có vẻ có vẻ ông không bằng lòng với thực tại lúc bấy giờ. Đối với ông, dường như những năm tháng chống giặc giữ nước dưới [[nhà Tây Sơn|thời Tây Sơn]] mới là điều hấp dẫn lớn (như ''Hoài cựu'')<ref>Nhận xét của Nguyễn Thạch Giang, ''Văn học thế kỷ 18'', tr. 412.</ref>.
 
==Giới thiệu thơ==